Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Nếu không có biện pháp cải thiện, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những hình ảnh thực tế về những biến chứng của tiểu đường ở một số bệnh nhân.
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
1. Hình ảnh biến chứng tiểu đường ở mắt
Lượng đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc tiểu đường có thể bị suy giảm khiến mắt mờ hay tệ hơn là có thể dẫn đến tình trạng mù hoa. Phần lớn bệnh nhân bị tiểu đường trên 10 năm đều có biến chứng về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bệnh võng mạc mắt.
Dưới đây là chi tiết và hình ảnh về từng biến chứng ở mắt của người tiểu đường:
Biến chứng đục thủy tinh thể
Đục thủy tin thể hay còn gọi là đục nhân mắt, là tình trạng các thủy tinh thể của mắt phát triển các mảng đục. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường và gây mù lào đứng đầu thế giới. Báo cáo cho thấy, người bị tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp 5 lần so với người bình thường, đặc biệt là ở những người cao tuổi trên 65.
Người tiểu đường có biến chứng đục thủy tinh thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như:
- Giảm thị lực là triệu chứng điển hình ở bệnh đục thủy tinh thể. Cụ thể, mắt thường nhìn mờ như có màn sương che trước mặt, khi tập trung nhìn một vật sẽ bị mỏi mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Người bệnh hay bị lóa mắt, khó nhìn vào ánh sáng, đặc biệt khi nhìn vào đèn sẽ bị quá sáng hoặc chói mắt.
- Nhìn đôi: Nhìn một vật thành nhiều vật.
- Màu sắc trông mờ nhạt.
- Mọi thứ trông ‘trôi đi’ hơn.
- Các triệu chứng có thể xuất hiện ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Biến chứng tăng nhãn áp
Biến chứng này xảy ra với sự mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và thoát dịch phía bên trong mắt. Lượng nước tích tụ bên trong mắt càng nhiều sẽ đè lên các dây thần kinh ở phía sau mắt gây tình trạng tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp được coi coi là “kẻ trộm ánh sáng thầm lặng” bởi hầu hết người mắc bệnh tăng nhãn áp trong thời gian đầu không có triệu chứng rõ rệt khiến họ không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi thị lực giảm đáng kể.
Các dấu hiệu đặng trưng ở người tiểu đường có biến chứng tăng nhãn áp bao gồm:
- Tầm nhìn mờ hoặc sương mù.
- Đau mắt, cơn đau lan lên đỉnh đầu kèm theo cảm giác buồn nôn.
- Mắt đỏ, căng cứng và đau nhức mắt.
- Tầm nhìn hình ống: chỉ nhìn thẳng được phía trước, xung quanh bị mờ.
Biến chứng võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường xảy ra ở 90% các trường hợp người bị tiểu đường, chúng thường xuất hiện ở những người bị tiểu đường từ 10-15 năm.
Ở những người bị tiểu đường, lượng đường trong mạch máu cao gây nên tổn thương các mạch máu trên toàn bộ cơ thể, trong đó biểu hiện rõ nhất là các vi mạch máu ở mắt. Tại mắt, do các mao mạch võng mạc bị thương làm rõ rỉ máu, đồng thời không cung cấp đủ oxy cho võng mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ võng mạc. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm tổn thương trực tiếp đến các tế bào thần kinh võng mạc. Tất cả những điều trên kết hợp lại gây ra tình trạng võng mạc tiểu đường.
Võng mạc tiểu đường rất khó để phát hiện vì chúng không có những biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Cho đến khi bạn đi khám, bác sĩ thực hiện soi đáy mắt sẽ phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương võng mạc như: phình mạch máu nhỏ, xuất huyết,… Ở giai đoạn nặng hơn, thậm chí bác sĩ còn phát hiện ra hình ảnh phù điểm vàng khiến người bệnh bị khuyết điểm nhìn hay biến dạng hình ảnh.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vì sao tiểu đường gây nên tình trạng mờ mắt?
2. Hình ảnh biến chứng tiểu đường ở thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận khiến chúng không thể lọc máu như bình thường, khiến chất thải bị tích tụ lại trong cơ thể, thậm chí nặng hơn còn làm suy thận.
Biến chứng thận do tiểu đường là một trong những biến chứng xảy ra trong nhiều năm. Ban đầu, các biến chứng ở thận không được thể hiện rõ ràng mà khá mơ hồ như: cơ thể mệt mỏi, cảm thấy ít năng lượng. Tuy nhiên, khi biến chứng tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như:
- Ăn không ngon.
- Cơ thể bị giữ nước dẫn đến sưng phù, đặc biệt là ở bàn chân hay mắt cá chân.
- Đi tiểu nhiều.
- Người xanh xao, mệt mỏi, cảm thấy buồn nôn.
- Da khô ngứa.
- Xuất hiện bọng mắt.
- Chuột rút ở bắp chân.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiểu đường gây suy thận nhận biết và điều trị thế nào?
3. Hình ảnh biến chứng ngoài da do tiểu đường
Lượng đường trong máu cao khiến cho máu lưu thông kém, điều này đồng nghĩa với lưu lượng máu đến da khiến sức đề kháng của da với các tác nhân bên ngoài suy yếu. Hơn nữa, lưu thông máu giảm làm thay đổi cấu trúc và khả năng chữa lành của da. Đó là lí do vì sao những người mắc bệnh tiểu đường thường có tình trạng vết thương lâu lành.
Ngoài ra, đường trong máu cao cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến da rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi nhiệt độ và áp lực tỳ đè lên da lớn.
May mắn những biến chứng trên da do tiểu đường có thể dễ dàng điều trị nếu bạn phát hiện sớm. Các biến chứng ngoài da này thông thường là các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn, nấm hoặc do ngứa ngoài da. Một số hình ảnh biến chứng ngoài da ở người tiểu đường như:
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đường bị lở loét da: Nguyên nhân và cách phòng tránh
4. Hình ảnh biến chứng bàn chân tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường là tình trạng hay gặp phải khi tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Những biến chứng bàn chân thường là nghiêm trọng và gây đau đớn như: loét da, nhiễm trùng, hoại tử hoặc thậm chí là phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết biến chứng bàn chân ở người tiểu đường là:
- Màu da chân thay đổi.
- Bàn chân sưng phù, mất cảm giác.
- Vết thương hở ở bàn chân chảy dịch và chậm lành.
- Móng chân nhiễm nấm hoặc mọc ngược.
- Khô nứt da ở gót chân hay các đầu ngón chân.
- Người bệnh thường vô cùng ngứa ngáy hặc đau rát ở chân.
Một số hình ảnh biến chứng bàn chân ở người tiểu đường:
☛ Tham khảo thêm: Khám bàn chân ở người tiểu đường
5. Cần làm gì khi gặp các biến chứng tiểu đường?
Thông thường với các biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường thường sẽ thuyên giảm hoặc khỏi hoàn toàn nếu bạn phát hiện ra chúng sớm và được điều trị kịp thời. Do đó, khi gặp các biến chứng trên bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần biết chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.
Đối với mỗi triệu chứng sẽ có những cách chăm sóc khác nhau:
- Đối với biến chứng trên mắt: Thường xuyên kiểm tra mắt theo định kỳ 1 năm 2 lần để bác sĩ có thể sớm phát hiện các bất thường ở mắt. Hoặc khi mắt bị nhìn mờ dù trong khoảng thời gian ngắn cũng không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để thăm khám cụ thể, chính xác.
- Đối với biến chứng trên thận: Tương tự, người bệnh cũng cần kiểm tra định kỳ hàng năm, ngoài ra bạn cũng cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình bằng một chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường.
- Đối với các biến chứng ngoài da: Người bệnh cần luôn giữ cho da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa thường xuyên, không mặc quần áo từ sợi len vì chúng dễ ma sát khiến da tổn thương, ngoài ra còn khiến da dễ đổ mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi hình thành các vết loét trên da. Lưu ý với các tình trạng da khô hoặc trong mùa đông lạnh giá cần dưỡng ẩm da đầu đủ.
- Đối với biến chứng bàn chân: Biến chứng ở bàn chân với các dấu hiệu dễ phát hiện, do đó khi xuất hiện các triệu chứng khác thường bạn nên lưu ý. Khi tìm thấy bất kỳ vết loét, vết phồng rộp nào ở chân, cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra kịp thời. Chân cũng cần thoa kem dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng khô nứt gót chân hoặc nấm ngón chân.
Điều quan trọng hơn đối với mỗi bệnh nhân mắc tiểu đường cần đặc biệt lưu ý về thực đơn ăn uống kèm theo chế độ luyện tập và lối sống khoa học giúp điều trị bệnh nhanh hơn, đồng thời cũng ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nguy hiểm có thể xảy ra.
☛ Tham khảo chi tiết: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt?
6. Giảo cổ lam – Sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường
Giảo cổ lam là một loại dược liệu, một loại cây thuốc quý. Ngoài tác dụng làm đẹp, giúp ăn ngon ngủ sâu giấc, tăng cường sức khỏe, chúng ta không thể không nhắc đến một tác dụng vô cùng quan trọng của cây giảo cổ lam đó là hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Trong thành phần của giảo cổ lam có chứa phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng insulin của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu. Đặc biệt, khi nồng độ glucose trong máu thấp, phanoside kích hoạt làm tăng lượng insulin nhiều lần so với khi nồng độ glucose cao. Do đó, giảo cổ làm không làm suy giảm đường huyết ở người bình thường và không gây hạ đường huyết – đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những người tiểu đường khi sử dụng các thảo dược chưa được kiểm chứng.
Hiệu quả lâm sàng của giảo cổ lam đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như:
- Năm 2010, Viện Dược liệu Trung ương cùng với Viện Karolinska Thụy Điển thực hiện 1 thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Kết quả cho thấy dùng trà giảo cổ làm sau 4 tuần với liều lượng 6g/ngày thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l.
- Năm 2011, Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội kết hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Các bệnh nhân này đều có chỉ số đường huyết khoảng 9-14 mmol/l. Sau khi sử dụng giảo cổ lam trong 12 tuần với liều lượng 6g/ngày (tương đương 3 gói 2g) thì thì được kết quả bất ngờ là chỉ số đường huyết giảm 3mmol/l.
Như vậy, đối với những người bị tiểu đường, giảm cổ lam thực sự có tác dụng trong việc hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.
Tìm hiểu thêm về công dụng điều trị tiểu đường của giảo cổ lam: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường
Bạn có thể tìm mua sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh trên hệ thống phân phối toàn quốc: TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây cũng cấp cho bạn hình ảnh về các biến chứng ở người tiểu đường. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể lưu ý để ngăn chặn tình trạng biến chứng không đáng có do tiểu đường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.