Thưa bác sĩ, tôi đang trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên do nhầm lẫn nên tôi đã sử dụng gấp đôi thuốc so với liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tôi lo lắng không biết uống thuốc tiểu đường quá liều như vậy có ảnh hưởng gì không và phải làm thế nào ạ?
Trả lời
Chào bạn, với câu hỏi mà bạn đưa ra, trước tiên chúng tôi xin phép cung cấp một thông tin rằng tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng phụ. Vì một số lý do nào đó mà người bệnh đã sử dụng quá liều. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Để tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng đó như thế nào và cách xử lý ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thuốc điều trị tiểu đường gồm những loại nào?
Để kiểm soát bệnh tiểu đường và tránh biến chứng nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc có thể là cần thiết. Thuốc điều trị tiểu đường được chia thành 8 nhóm chính, mỗi nhóm có cơ chế hoạt động khác nhau:
- Nhóm Sulfonylurea: Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và cải thiện sử dụng insulin trong cơ thể, đồng thời ức chế gan sản xuất glucose.
- Nhóm Biguanid: Giảm lượng glucose trong máu bằng cách ức chế gan sản xuất glucose.
- Nhóm Ức Chế Men Alpha-glucosidase: Giảm đường huyết sau ăn bằng cách ngăn chuyển hóa carbohydrate thành glucose trong ruột.
- Nhóm Thiazolidinedione (Pioglitazone, Rosiglitazone): Kích thích cơ bắp sử dụng insulin và giảm lượng glucose trong máu. (Rosiglitazone hiện ít được sử dụng do tác dụng phụ tim mạch.)
- Meglitinides: Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhanh chóng, thường dùng trước bữa ăn.
- Nhóm Ức Chế DPP4: Ngăn phá vỡ protein và kích thích giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường huyết.
- Thuốc Đồng Vận Thụ Thể GLP-1: Tăng tiết insulin và giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm đường huyết sau ăn.
- Nhóm Ức Chế Kênh Đồng Vận Chuyển Natri-glucose SGLT2: Tăng thải đường qua nước tiểu, giúp giảm đường huyết. (Lưu ý: Có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu, cần uống nhiều nước và giữ vệ sinh sạch sẽ.)
☛ Đọc chi tiết tại bài viết: Bệnh tiểu đường uống thuốc gì để điều trị?
2. Triệu chứng khi uống thuốc tiểu đường quá liều
Mặc dù thuốc trị tiểu đường có tác dụng tốt và hiệu quả nhanh trong công dụng làm giảm đường huyết, xong chính vì thế mà rất người đã lạm dụng điều này dẫn đến tự ý sử dụng thuốc quá liệu. Họ cho rằng nó có thể đẩy nhanh quá trình trị tiểu đường, nhưng thực chất chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Uống thuốc tiểu đường quá liều có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Buồn ngủ, thậm chí hôn mê: Người bệnh có thể cảm thấy rất buồn ngủ hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.
- Rối loạn nhịp tim và thay đổi nhiệt độ cơ thể: Có thể xảy ra sự thay đổi bất thường về nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.
- Đau tức ngực: Có cảm giác đau tức ở ngực do tổn thương tim hoặc phổi.
- Hạ đường huyết nghiêm trọng: Run tay chân, cảm giác đói dữ dội, mệt mỏi và có thể bị co giật.
- Vấn đề tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Rối loạn hô hấp: Khó thở, nhịp thở có thể nhanh hoặc chậm, và da có thể lạnh, ra nhiều mồ hôi.
- Đi tiểu ra máu: Có thể có triệu chứng đi tiểu ra máu hoặc máu trong phân.
Các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc và mức độ quá liều.
3. Phải làm gì khi uống thuốc tiểu đường quá liều?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau khi uống thuốc tiểu đường quá liều. Nếu lượng thuốc uống so với liều đúng bác sĩ kê không chênh lệch quá nhiều thì người bệnh có thể yên tâm vì sẽ không sao.
Tuy nhiên, trường hợp sau khi sử dụng quá liều mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, người toát mồ hôi lạnh,... thì có thể đã bị ngộ độc thuốc. Lúc này, nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh thì hãy khiến cho bệnh nhân nôn hết ra, sau đó thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra lại lượng đường trong máu.
- Cho bệnh nhân uống một ly nước đường hoặc ngậm một viên kẹo để giúp đường huyết tăng ổn định trở lại.
- Để bệnh nhân nằm nghỉ trong 20 phút để cơ thể điều tiết lại đường huyết.
- Cuối cùng kiểm tra lại lần cuối lượng đường trong máu. Nếu vẫn không ổn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.
Theo dõi tình trạng của bạn trong vài giờ tới. Nếu vẫn còn các triệu chứng trên, hãy kiểm tra lại lượng đường huyết một giờ sau khi ăn. Tiếp tục theo dõi, sau 2h mà triệu chứng không đỡ hãy liên hệ y tế để được giúp đỡ.
Trường hợp hôn mê bất tỉnh sau khi uống thuốc tiểu đường quá liều, thì cần đưa nhanh tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
4. Tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường
Các loại thuốc tiểu đường khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Hạ đường huyết đột ngột
Tất cả thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên nếu dùng sai cách, đặc biệt là dùng quá liều sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết quá mức, tức lượng đường trong máu xuống một các đột ngột và thấp hơn so với mức bình thường.
Nếu không kịp thời làm tăng đường huyết trở lại, tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân có thể tiến triển nặng dẫn đến mất ý thức, thậm chí là hôn mê sâu.
Ảnh hưởng có hại tới gan, thận
Hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường có nguồn gốc từ hóa dược, nên khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Trong đó hai cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp là gan, thận. Đây được xem là tác dụng phụ nghiêm trọng trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường.
Cụ thể, nhóm thuốc Thiazolidinedione làm bệnh nhân bị suy giảm chức năng chuyển hóa của gan, dẫn tới tổn thương gan với các triệu chứng vàng da, vàng mắt, chán ăn, nôn mửa,... Đồng thời tình hình suy thận của bệnh nhân đang mắc căn bệnh này cũng diễn biến xấu đi.
Dị ứng thuốc
Một số bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc có thể xuất hiện tình trạng dị ứng. Trường hợp dị ứng nhẹ sẽ khiến da bạn nổi mẩn đỏ, mề đay, viêm. Tuy nhiên nếu trường hợp dị ứng nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với tình huống nguy hiểm như sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng khi không được cấp cứu kịp thời.
Do đó, cách đơn giản nhất để xử lý khi bạn bị dị ứng với thuốc tiểu đường đó là ngừng ngay việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, chú ý trong quá trình uống thuốc mà gặp phải các triệu chứng ngoài da nói trên hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê lại đơn thuốc phù hợp.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ xảy ra do thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của người bệnh. Lúc này bệnh nhân sẽ có những biểu hiệu bao gồm: táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,...
Để hạn chế các tác dụng phụ về tiêu hóa khi sử dụng thuốc, bạn có thể uống liều thấp hơn hoặc uống sau khi ăn. Nếu áp dụng cách này rồi nhưng tình trạng đầy bụng hoặc tiêu chảy vẫn không khá hơn thì bạn cần ngừng uống thuốc ngay lập tức, sau đó báo lại với bác sĩ kê thuốc để được đổi sang loại thuốc tốt hơn.
5. Hướng dẫn uống thuốc trị tiểu đường đúng cách
Bước 1: Kiểm tra đường huyết trước khi uống thuốc
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống thuốc giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị những biện pháp xử lý kịp thời nếu như chỉ số này giảm xuống quá thấp.
Bước 2: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi kê thuốc bằng việc uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Thông thường, các loại thuốc tiểu đường có tác dụng nhanh thì được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút, còn lại thuốc có tác dụng chạm thì nên uống trước bữa ăn 60 phút. Cụ thể:
- Nhóm Sulfonylureas: Uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút.
- Nhóm Metformin: Nhóm thuốc này phải uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.
- Nhóm Thiazolidinediones và nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn đều được.
- ...
Bước 3: Đo lại chỉ số đường huyết sau ăn 2h
Các loại thuốc tiểu đường có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh nhưng lại rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt đến từ một vài nguyên nhân như: người bệnh uống thuốc quá liều hay thói quen ăn uống thất thường, chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt.
Do đó, để kiểm soát tình trạng này người bệnh cần thực hiện đo chỉ số huyết áp một lần nữa vào thời điểm 2h sau khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn biết được thuốc có phát huy tốt tác dụng không và đường huyết của bạn đã về mức ổn định chưa.
☛ Tham khảo thêm: Tiểu đường uống thuốc như nào đúng cách?
6. Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết hiệu quả
Mặc dù thuốc tiểu đường có hiệu quả tốt, tác dụng nhanh nhưng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn còn đang lo lắng về vấn đề này thì có một phương pháp lựa chọn an toàn hơn đó là sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Giảo cổ lam được biết đến là một loại thảo dược rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, hợp chất Phanoside có trong giảo cổ lam kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin và tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào. Từ đó, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Đặc biệt khi nồng độ glucose trong máu thấp, phanoside kích hoạt làm tăng lượng insulin tiết ra nhỏ hơn nhiều lần so với khi nồng độ glucose cao. Do đó, giảo cổ lam không làm suy giảm đường huyết ở người bình thường và không gây ra hạ đường huyết - đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp người tiểu đường khi sử dụng thuốc.
Giảo cổ lam Tuệ Linh với thành phần là 100% chiết xuất từ giảo cổ lam 5 lá. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài bởi mức độ an toàn và không gây ra tác dụng phụ nào.
☛ Đọc thêm về sản phẩm: Giảo cổ lam – món quà quý cho sức khỏe người tiểu đường
Kết luận: Như vậy với thắc mắc "uống thuốc tiểu đường quá liều có ảnh hưởng gì không?" thì chúng tôi xin khẳng định lại câu trả lời là CÓ. Các biến chứng có thể nặng hay nhẹ tùy vào lượng thuốc uống quá so với kê đơn nhiều hay ít. Người bệnh luôn cần ghi nhớ: thuốc tiểu đường đều gây ra tác dụng phụ nhất định, do đó tuyệt đối không được tự ý sử dụng, tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp, kiểm soát tốt được căn bệnh này.