Xin chào chuyên gia!
Tôi mới đi khám và được bác sĩ kết luận rằng tôi bị bệnh tiểu đường. Bác sĩ dặn tôi cần có chế độ ăn uống khoa học, nên hạn chế nhiều món. Đặc biệt là những món chứa nhiều đường và tinh bột. Vậy nhờ chuyên gia giải đáp giúp tôi tiểu đường ăn bánh mì được không? Vì bánh mì là món tôi rất thích. Mong sớm nhận được câu trả lời từ chuyên gia. Tôi xin cảm ơn.
Hoàng Long – Bắc Giang
Trả lời
Xin chào bạn Hoàng Long!
Tiểu đường ăn bánh mì được không là thắc mắc được rất nhiều người bị bệnh tiểu đường quan tâm. Chúng tôi xin trả lời bạn chi tiết câu hỏi của bạn trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo.
Bệnh nhân bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Bánh mì chính là một loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống của rất nhiều người và ở nhiều nơi trên thế giới. Trong bánh mì có chứa nhiều Carbohydrate. Do đó không chỉ bạn Hoàng Long mà rất nhiều người bị tiểu đường băn khoăn không biết ăn bánh mì được không?
Lựa chọn tốt nhất cho người bị tiểu đường là nên ăn những loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, thành phần của bánh mì có chứa nhiều chất xơ như: hạt lanh, cám lúa mì, hạt chia, yến mạch sẽ tốt hơn cho sức khỏe của người bệnh. Bởi vì, chất xơ là một dưỡng chất giúp kiểm soát đường huyết, điều hòa đường ruột đống thời góp phần tạo cho người bệnh cảm giác no lâu. Điều này hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân, hạn chế thừa cân, béo phì nên rất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân bị tiểu đường.
Tuyệt đối không nên ăn bánh mì trắng bởi chúng chứa chỉ số GI cao sẽ gây hại thêm cho sức khỏe người bị tiểu đường. Bởi bánh mì trắng có chứa nhiều tinh bột, lại không chứa chất xơ nên khi ăn dễ gây tăng đường huyết. Bánh mì trắng là loại bánh mì bình thường rất phổ biến trên toàn thế giới, đây là loại hầu hết được mọi người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường hãy nói không với bánh mì trắng và nên lựa chọn những loại bánh mì giàu chất xơ đã nêu trên nhé.
Tiểu đường ăn bánh mì loại nào tốt?
Dưới đây là những loại bánh mì tốt cho người bị tiểu đường mà bạn Hoàng Long có thể tham khảo, lựa chọn loại mình yêu thích. Bên cạnh đó bạn nên lưu ý nắm rõ hàm lượng dinh dưỡng chứa trong từng loại bánh mì, cùng lượng ăn hàng ngày sao cho phù hợp bạn nhé!
1. Bánh mì lúa mạch đen
Bánh mì lúa mạch đen được làm từ 100% nguyên liệu lúa mạch đen tự nhiên, giàu chất xơ gấp 4 lần so với các loại bánh mì trắng thông thường, ít tinh bột, calo ít hơn 20%, đồng thời không chứa gluten. Bánh mì lúa mạch đen rất phù hợp với người bị tiểu đường bị dị ứng với gluten hay các loại protein khác.
- Thành phần: 100% lúa mạch đen.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: 80-100 gram (khoảng 3-4 lát bánh mì đen). Nên ăn vào bữa sáng hoặc khi bạn đói và muốn ăn.
2. Tiểu đường ăn bánh mì nâu
Đây là loại bánh mì chứa nhiều chất xơ, ít tinh bột, ít calo và không ngọt. Do đó bánh mì nâu rất phù hợp sử dụng cho người bị tiểu đường. Bánh mì nâu rất thơm mùi lúa mạch, ruột bánh rất mịn. Bánh có màu nâu.
- Thành phần: Lúa mì nguyên vỏ.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Sử dụng khoảng 80 gram bánh mì nâu mỗi ngày, tương đương 2-3 lát bánh. Nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ chiều.
3. Bánh mì Ezekiel
Đây là loại bánh mì được làm từ những loại nguyên liệu tốt cho người bị tiểu đường như: Ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt. Thế nên bánh mì Ezekiel rất giàu chất xơ và vitamin, nhưng lại ít tinh bột. Bánh mang màu đen, có vị ngọt ngậy tự nhiên, ăn hơi lạo xạo do chứa các loại hạt. Bên cạnh đó thường xuyên ăn loại bánh mì này còn giúp bạn giảm cân.
- Thành phần: Lúa mạch nha, hạt lúa mì nảy mầm, yến mạch, lúa mạch đen, gạo lứt, hạt kê,...
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Nên ăn khoảng 80 gram tương đương với 2-3 lát bánh mỗi ngày vào bữa sáng.
4. Bị tiểu đường ăn bánh mì hạt lanh
Bánh mì hạt lanh là loại bánh mì rất giàu chất xơ, selen, acid béo, mangan, kali. Đồng thời bánh mì hạt lanh chứa lượng tinh bột thấp. Do đó thường xuyên sử dụng bánh mì hạt lanh sẽ rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân bị tiểu đường.
- Thành phần: Hạt lanh, bột mì.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Khoảng 80-100 gram vào bữa sáng hoặc các bữa phụ khi bạn cảm thấy đói.
5. Bánh mì sandwich nhiều hạt
Loại bánh mì này được chế biến từ nhiều loại ngũ cốc. Do đó loại bánh này rất giàu đạm thực vật, ít tinh bột lại chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe của người bệnh, do đó sẽ giảm nguy cơ tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả.
- Thành phần: Ngũ cốc, đậu phộng, hạt hướng dương, vừng, lạc, óc chó, bột mì.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Chỉ nên ăn khoảng 2-3 lát bánh mì tương đương 80 gram vào các bữa sáng hoặc bữa phụ.
6. Bánh mì không hạt
Bánh mì không hạt khá tốt cho người bệnh bị tiểu đường do chứa hàm lượng chất xơ lớn. Tuy nhiên, loại bánh mì này có thể sẽ chứa hàm lượng lớn carbohydrate nên bạn cần cân nhắc sử dụng hàm lượng mỗi ngày sao cho phù hợp.
- Thành phần: Bột hạt lanh, bột dừa, bột hạnh nhân.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Mỗi ngày chỉ nên ăn 60 gram bánh mì không hạt vào bữa sáng, đồng thời ăn kèm theo các loại salad và rau củ.
7. Bánh mì Pita
Bánh mì Pita có xuất xứ từ các nước trong khu vực Trung Đông. Loại bánh mì này được làm từ bột ngũ cốc nguyên hạt. Nên rất giàu khoáng chất và chất xơ. Bên cạnh đó bánh mì Pita có chứa hàm lượng protein và calo thấp nên rất phù hợp với người bệnh bị tiểu đường.
- Thành phần: Nước, bột ngũ cốc nguyên hạt.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Nên ăn khoảng 2-3 lát bánh mì Pita vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
8. Bánh mì nguyên cám
Cám chính là thành phần giàu chất xơ chứa trong hạt lúa mì. Vì thế mà bánh mì nguyên cám sẽ rất phù hợp sử dụng cho người bị tiểu đường. Bánh mì nguyên cám có màu nâu hơi xám, không có vị ngọt và cứng hơn so với những loại bánh mì khác.
- Thành phần: 100% bột lúa mì nguyên cám.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Nên sử dụng khoảng 60 gram bánh mì nguyên cám cho bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày
9. Bánh mì yến mạch
Loại bánh mì này có chứa ít tinh bột, sẽ giúp giảm chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng chúng thường xuyên. Bên cạnh đó, bánh mì yến mạch còn rất giàu acid béo thiết yếu cho cơ thể nhằm giảm hàm lượng cholesterol máu hiệu quả. Từ đó hạn chế được những biến chứng tiểu đường gây ra.
Bánh mì yến mạch là loại bánh ít tinh bột, có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, bánh mì yến mạch còn giàu acid béo thiết yếu giúp giảm cholesterol máu, hạn chế các biến chứng do đái tháo đường.
- Thành phần: Bột yến mạch, sữa, trứng.
- Khẩu phần ăn mỗi ngày: Ăn từ 80-100 gram tương đương với 3-4 lát bánh mì mỗi ngày.
Lưu ý dành cho bạn
Tóm lại người bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được bánh mì, miễn là lựa chọn đúng những loại nêu trên để đảm bảo chỉ số đường huyết ổn định. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng những loại bánh mì này chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột nên sẽ không đủ dưỡng chất cần thiết mỗi ngày. Do đó ngoài sử dụng bánh mì, bạn nên kết hợp với những loại thực phẩm khác nhằm xây dựng được thực đơn dành cho người tiểu đường.
Ngoài ra thì, Hoàng Long nên hạn chế ăn các loại bánh mì kẹp, bởi hầu hết chúng được làm từ bánh mì trắng, kèm theo bên trong có nhiều loại thịt, xúc xích, giò chả,... chứa nhiều chất béo sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng cao. Vì vậy cần hạn chế tối đa dung nạp loại thực phẩm này vào cơ thể. Bên cạnh đó, lời khuyên cho bạn là nếu có thời gian tốt nhất bạn nên tự làm bánh mì tại nhà nhằm đảm bảo vệ sinh, thành phần cũng như lượng đường chứa trong bánh mì hoàn toàn phù hợp với bệnh tiểu đường của mình nhé.
Giảo Cổ Lam giúp ổn định chỉ số đường huyết an toàn cho người bệnh
Ngoài việc lựa chọn loại bánh mì phù hợp, bác sĩ cũng nói bạn hoàng Long nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm cho cơ thể nhiều loại rau củ, trái cây tươi, thịt cá nạc, uống đủ nước mỗi ngày. Bạn cũng nên có chế độ luyện tập thể chất phù hợp với sức khỏe của mình. Đồng thời Hoàng Long có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh - Giải pháp cho người bị tiểu đường do:
Thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam được xác định là có khả năng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, các Adenosin và Saponin còn giúp hệ thống tim, mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được lo âu vì biến chứng tim, mạch do tiểu đường gây ra.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP - WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà pha và dạng viên uống thảo dược.
- Dạng viên uống có hàm lượng 500mg cao khô Giảo cổ lam trong mỗi viên uống, sử dụng đơn giản, không mất thời gian chế biến.
- Dạng trà pha có 2g lá trà Giảo cổ lam khô trong mỗi túi, phù hợp với những người có sở thích uống trà.
Để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao, bạn nên sử dụng giảo cổ lam theo đúng liệu trình giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, từ đó giúp cơ thể ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin khác về bệnh tiểu đường hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912571190 hoặc 0839561247 để được hỗ trợ tốt nhất.