Tôi có tiền sử bị cao huyết áp đã 3 năm nay. Tôi được nhiều người thân khuyên rằng uống nước lá đinh lăng tốt cho bệnh cao huyết áp. Bác sĩ cho tôi hỏi thông tin này có đúng không? Huyết áp cao uống được lá đinh lăng không?
Trả lời
Chào bác, cũng giống với câu hỏi mà bạn đã đặt ra, cao huyết áp có uống được lá đinh lăng không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Chúng tôi xem phép được trả lời kỹ vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?
Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm, là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai. Cây thuộc họ nhân sâm nên hay được dân gian ví von là "nhân sâm của người nghèo" bởi lá đinh lăng là một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Một trong những công dụng chính của lá đinh lăng là bồi bổ khí huyết và hoạt huyết. Điều này khiến cho máu được lưu thông một cách ổn định, từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch. Đồng nghĩa với tình trạng cao huyết áp sẽ được cải thiện.
Trên thực thế, muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này một cách lâu dài mà đem lại hiệu quả thì bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. Lá đinh lăng làm được điều này nhờ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: saponin, alcoloid, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các axit amin (bao gồm lycin, cystein và methionin), glucozit, phytosterol, tanin và nhiều nguyên tố vi lượng khác,... Chúng khiến cho cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả huyết áp cao.
Ngoài ra, các dưỡng chất có trong lá đinh lăng cũng phát huy từng tác dụng riêng đối với tình trạng cao huyết áp, cụ thể:
- Saponin có tác dụng giúp làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
- Glucozit giúp tăng co bóp cho tim khiến máu lưu thông tốt hơn, đồng thời làm giảm lượng Natri trong tim - một yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao.
- Thành phần an thần trong lá đinh lăng giúp người bệnh có giấc ngủ ngon. Ngủ đủ giấc khiến tinh thần thoải mái cũng là một cách phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả.
Như vậy, dựa trên tất cả những tác động của lá đinh lăng lên bệnh cao huyết áp nói trên, thì câu trả lời cho thắc mắc " người huyết áp cao uống lá đinh lăng được không?" là CÓ.
Không chỉ vậy, trong y học cổ truyền, lá đinh lăng còn được biết đến với nhiều công dụng vượt trội khác như
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Giúp lợi sữa, chữa tắc sữa.
- Chữa suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, kiết lỵ.
- Tắm nước lá đinh lăng chữa dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay ở trẻ nhỏ.
- Gối đinh lăng điều trị hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn, không còn mơ sảng.
- Chữa ho dai dẳng lâu ngày do thời tiết.
- Giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, mát gan, giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Hỗ trợ chữa trị chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
- Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da.
- Flavonoid có trong lá đinh lăng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, từ đó lá đinh lăng cũng được ứng dụng trong việc điều trị mụn hiệu quả.
Với những công dụng này, lá đinh lăng ngoài là một vị thuốc tốt cho người cao huyết áp thì chúng còn được sử dụng cho nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ bị mất ngủ hay mơ sảng, phụ nữ sau sinh bị tắc sữa đến người thường xuyên đau mỏi tay chân, ăn không ngon, tiêu hóa kém,...
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh cao huyết áp nên và không nên ăn gì?
2. Có nên uống nước lá đinh lăng hằng ngày?
Mặc dù người bệnh cao huyết áp có thể uống lá đinh lăng nhằm kiểm soát và hỗ trợ hạ huyết áp. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
- Trong lá đinh lăng có chứa nhiều chất saponin - hoạt chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở người mắc hội chứng ruột kích thích và thậm chí là gây phá hủy hồng cầu.
- Ngoài ra, khi uống quá nhiều nước lá đinh lăng, saponin có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Như vậy, với thắc mắc "có nên uống lá đinh lăng hàng hàng ngày không" thì câu trả lời là CÓ nhưng không thể uống thay nước lọc. Tốt nhất, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh chỉ nên uống đủ theo liều lượng. Liều lượng uống lá đinh lăng cần tuân theo bài thuốc, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trường hợp người bệnh gặp phải các tác dụng phụ kể trên, cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
☛ Tham khảo thêm: Người bị cao huyết áp nên uống gì để hạ nhanh?
3. Bài thuốc lá đinh lăng chữa cao huyết áp hiệu quả
Căn cứ vào cơ chế tác động của lá đinh lăng lên bệnh cao huyết áp đã trình bày ở trên, bạn có thể sử chỉ sử dụng lá đinh lăng hoặc phối hợp với một vài vị thuốc Đông y khác để gia tăng kết quả điều trị.
Trường hợp dùng riêng lẻ, người bệnh có thể sử dụng cả lá tươi và lá khô để sắc lấy nước uống. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh thường sử dụng lá khô nhiều hơn vì bảo quản được lâu mà các hoạt chất cũng không bị thay đổi. Chỉ riêng về khối lượng lá sử dụng 1 lần trong 1 ngày là khác nhau. Cụ thể với lá đinh lăng tươi, 1 lần nấu dùng cho 1 ngày cần đến 200g, nhưng với lá đinh lăng khô để hãm trà chỉ cần 30-40g.
Bài thuốc số 1
Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 40g, ích mẫu 20g và đan sâm 15g.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào nồi đun với lửa nhỏ.
- Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Để nguội và uống mỗi ngày 1 ly cho đến khi huyết áp về mức ổn định.
Bài thuốc số 2
Chuẩn bị: 24g lá đinh lăng khô, lá vông va tang diệp mỗi loại 20g, 16g liên nhục và 12g tâm sen.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào ấm sắc lấy nước.
- Mỗi ngày uống khoảng 2 ly.
- Uống liên tục trong 3 tháng.
Bài thuốc số 3
Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi 180g, cỏ xước và dừa cạn mỗi loại 160g, 150g hoa hòe, 140g cam thảo đất, 120 đỗ trọng và 100 chi tử.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu phơi khô hoặc sao khô cho giòn.
- Tiếp đến giã thật vụn và bảo quản ở nơi thoáng mát.
- Mỗi ngày lấy khoảng 40g hỗn hợp này hãm với nước sôi để uống.
4. Lưu ý khi dùng lá đinh lăng chữa cao huyết áp
Một số lưu ý mà người bệnh cần chú ý khi sử dụng lá đinh lăng trong việc chữa cao huyết áp bao gồm:
- Chọn lá đinh lăng loại nhỏ: Có thể bạn chưa biết, cây đinh lăng có đến 7 loại, nhưng loại dùng làm thuốc là loại lá nhỏ.
- Chọn cây đinh lăng khoảng 3 năm tuổi: Cây quá nhỏ hoặc quá lâu năm đều khiến giá trị dược liệu bị giảm
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Lá cây đinh lăng là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y nên chúng có giá trị kinh tế cao. Chính vì thế không ít người lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để cây nhanh lớn. Do đó, bạn cần thận trọng trong khâu lựa chọn nguyên liệu.
- Chỉ có tác dụng với cao huyết áp mức độ nhẹ: Tác dụng của lá đinh lăng chữa cao huyết áp chỉ có kết quả với trường hợp bệnh lý nhẹ. Vì vậy khi bệnh tiến triển nặng hoặc cao huyết áp không rõ nguyên nhân, tốt nhất người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.
- Không lạm dụng quá nhiều: Lá đinh lăng có chứa hoạt chất saponin. Chất này rất có lợi với sức khỏe nếu chúng ta sử dụng với hàm lượng phù hợp. Saponin trong lá đinh lăng không nhiều nhưng cũng không nên vì thế mà lạm dụng sử dụng quá nhiều.
5. Giảo cổ lam hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ngoài lá đinh lăng, một loại thảo dược khác cũng có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ và điều trị tình trạng cao huyết áp đó là giảo cổ lam 5 lá. Nay đã được Công ty TNHH Tuệ Linh điều chế dưới dạng túi trà và viên uống nhằm tăng tiện ích sử dụng cho người bệnh.
Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất gypenosides có trong giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn cản sự co thắt của động mạch, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Từ đó khiến tinh thần thoải mái, căng thẳng được giải tỏa.
Một thử nghiệm tại trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt cho thất khi uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định.
Tất cả những điều trên giúp cho ta thấy rằng, giảo cổ lam Tuệ Linh là một sản phẩm điều trị cao huyết áp một cách hiệu quả, không chỉ giúp kiểm soát được tình trạng huyết áp mà còn ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Sản phẩm có phân phối trên toàn quốc. Bạn có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc hoặc mua online TẠI ĐÂY để tiết kiệm thời gian, tránh mua phải hàng không chính hãng.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Như vậy, trên đây là những giải đáp về thắc mắc "Cao huyết áp có uống lá đinh lăng được không?". Uống riêng lẻ hay kết hợp với các vị thuốc đều không làm giảm tác dụng của lá đinh lăng trong việc hỗ trợ ổn định và phòng ngừa các biến chứng của huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý không lạm dụng sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.