Bố tôi đã bị huyết áp cao được 2 năm nay rồi. Trong thực đơn dinh dưỡng cho bố, có 1 loại thực phẩm mà tôi vẫn thắc mắc không biết cao huyết áp có ăn được không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này.
Duy Hưng – Nho Quan, Ninh Bình
Trả lời
Trứng bị lộn là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khi chứa hàng loạt dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipid, canxi, photpho, sắt, glucid, vitamin A, B1, C,... Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn cũng có 1 lượng cholesterol không nhỏ - hợp chất này không nên tốt cho sức khỏe của người cao huyết áp. Tuy nhiên không chỉ vì 1 thành phần xấu mà làm giảm giá trị của thực phẩm này. Vì vậy, chúng tôi xin phép giải đáp chi tiết thắc mắc của anh Hưng liên quan đến "Huyết áp cao ăn trứng vịt lộn được không?" qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Người bị huyết áp cao có trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng lại chứa nhiều cholesterol vì vậy không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Đó là lý do vì sao rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao đặt câu hỏi "cao huyết áp ăn trứng vịt lộn được không?"
Để trả lời được thắc mắc này, trước hết bạn cần nắm được hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn, sau đó so sánh với nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân cao huyết áp cũng như tác động của chúng đến tình trạng bệnh. Cuối cùng mới đưa ra được kết luận.
Xét đến độ dinh dưỡng của trứng vịt lộn thì đây là một loại thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin, các men và hoocmon. Cụ thể, hàm lượng của từng thành phần là: 7.3g protein, 6.7g lipid, 2.2g glucid, 44,3mg canxi, 114.5mg phospho, 1.62mg sắt, 139.3mg kali, 472.5mg vitamin A, 234.9mg Beta carotein, 1.62mg vitamin C, 324mg cholesterol.
Các hợp chất này tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối. Điển hình là các chất tưởng chừng như có hại cho tình trạng cao huyết áp như đạm, chất béo, cholesterol nhưng đặt trong thành phần của trứng vịt lộn còn nhiều các hợp chất khác thì chúng lại không ảnh hưởng đến bệnh. Điển hình như:
- Chất đạm trong lòng đỏ trứng vịt lộn thuộc loại đơn giản nằm ở trạng thái hòa tan, dễ hấp thụ vào cơ thể. Vì thế các cơ quan không cần hoạt động nhiều để chuyển hóa đạm mà chúng cung cấp trực tiếp cho thớ cơ. Điều này khiến cơ chế đốt mỡ diễn ra tốt hơn.
- Chất béo trong trứng vịt lộn là Lectin - đó là nguồn chất béo tốt. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
- Cholesterol trong trứng vịt lộn cũng chiếm một lượng tương đối lớn. Nhưng nhờ vào sự tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol khiến Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trên thực tế, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn có thể làm tăng cholesterol trong máu nhưng mức tăng là rất nhỏ. Chính chất béo bão hòa có nhiều trong thịt mỡ và nội tạng động vật mới làm cho cholesterol tăng lên nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp.
2. Ăn bao nhiều trứng vịt lộn là đủ?
Mặc dù có thể ăn trứng vịt lộn nhưng người cao huyết áp cũng không nên vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều không chỉ làm giảm lợi ích của trứng vịt lộn mà còn gây đầy bụng, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch bệnh nhân cao huyết áp.
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu là những triệu chứng thường gặp nhất khi ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do trong lòng trắng trứng có phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trung bình một quả trứng vịt lộn cung cấp đến 180 kcal, do vậy ăn nhiều quá bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ tăng cân mất kiểm soát. Trong khi đó, thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên biến chứng tim mạch ở người cao huyết áp.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong trứng vịt lộn khá cao nên ăn nhiều còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tiến triển của bệnh.
3. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn cho người cao huyết áp
Để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất, bệnh nhân cao huyết áp phải biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách trứng vịt lộn trong ăn uống.
Dưới đây là một số lưu ý cho cho người cao huyết áp khi ăn trứng vịt lộn:
Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Hàm lượng protein trong trứng vịt lộn khá cao, ăn vào buổi tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm.
Bảo lạnh trong ngăn mát tủ lạnh: Trứng vịt lộn nên bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn. Trứng tươi có thể dùng trong 5 tuần sau khi đóng gói. Với trứng không có ngày đóng gói tốt nhất nên dùng nhanh trong 3 tuần, không để quá lâu.
Không ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm: Trứng vịt lộn đã để qua đêm có thể sản sinh ra những chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không ăn quá 3 quả/tuần: Như đã trình bày ở trên, ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật không mong muốn. Do đó phải biết biết kiểm soát ăn bao nhiêu là đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo huyết áp cao không nên ăn quá 3 quả/tuần.
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn: Nhiều người cho rằng vị trà đắng có thể khử được mùi tanh của trứng vịt lộn, Tuy nhiên trên thực tế, axit tannic có trong trà khi kết hợp với protein trong trứng sẽ gây khó tiêu.
Chế biến đơn giản: Trứng vịt lộn vốn dĩ đã là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Do đó, người bệnh nên ưu tiên chế biến các món đơn giản, không dầu mỡ, ít muối để đảm bảo cơ thể không bị quá tải khi hấp thụ dinh dưỡng từ món ăn đó.
Kết hợp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo ăn đủ các nhóm chất, trong đó ưu tiên ăn rau xanh, trái cây tươi, hạn chế uống bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích. (Tham khảo: Chế độ ăn uống cho người bệnh huyết áp)
Tập thể dục: Duy trì, cải thiện sức khỏe từ bên trong bằng cách luyện tập thể dục đều đặn là biện pháp kiểm soát huyết áp mang lại hiệu quả lâu dài.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Trong một số trường hợp cao huyết áp nhất định, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc để điều trị và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Lúc này, việc bạn cần làm đó là tuân thủ kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh hậu quả khôn lường. (Xem đầy đủ: Các loại thuốc điều trị cao huyết áp)
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên: Chủ động theo dõi huyết áp khiến người bệnh phòng ngừa, hạn chế nguy cơ huyết áp tăng đột ngột, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Trường hợp huyết áp tăng cao không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định huyết áp hiệu quả!
Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp từ thiên nhiên giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao liên quan đến tim mạch.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Với mức độ lành tính cao, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
Kết luận: Người cao huyết áp ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là CÓ những với mức độ vừa phải, không ăn quá nhiều và liên tục. Tốt nhất hãy biết cách cân bằng dinh dưỡng để kiểm soát huyết áp về lâu dài. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline 1800.1190 để được giải đáp cụ thể.