Tôi biết omega 3 mang lại rất nhiều lời ích cho sức khỏe, không chỉ tốt cho mắt mà còn tốt cho não bộ và tim mạch. Tuy nhiên, tôi lại có tiền sử huyết áp cao thì có sử dụng được omega 3 không? Mong chuyên gia trả lời thắc mắc của tôi.
Trả lời
Omega 3 là một loại axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết chúng ta cần bổ sung omega 3 vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể hấp thụ qua đường ăn uống vì con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Đối với người khỏe mạnh bình thường hoàn toàn có thể uống omega 3 được nhưng người cao huyết áp có uống omega 3 được không vẫn còn là câu hỏi chưa được giải đáp. Để trả lời cho câu hỏi mà người bệnh đưa ra, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Omega 3 là gì?
Chúng ta không còn xa lạ khi nhắc đến omega 3 như một dưỡng chất không thể thiếu để cơ thể được hoạt động. Omega 3 là một loại axit béo không no có lợi cho sức khỏe, chúng đặc biệt cần thiết đối với cơ thể của mỗi người.
Omega 3 có nhiều dạng khác nhau, nhưng có 3 loại phổ biến hơn cả đó là:
- DHA (Docosahexaenoic axit)
- EPA (Ecosapentaenoic axit)
- ALA (Alpha lipoic axit)
Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra omega 3 nên mỗi người cần phải chủ động bổ sung axit béo này qua đường ăn uống để đảm bảo sức khỏe. Các loại thực phẩm phổ biến có nhiều axit béo omega 3 bao gồm cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.
Ngày nay, khi khoa học y tế ngày càng hiện đại và phát triển, thay vì việc bổ sung omega 3 qua đường ăn uống làm giảm hiệu quả hấp thụ thì bạn có thể sử dụng omega 3 đường uống bằng các thực phẩm chức năng dạng viên. Điều này làm tăng hiệu suất chuyển đổi, khiến cơ thể hấp thụ được tối đa lượng axit béo này.
2. Vậy người cao huyết áp có uống omega 3 được không?
Một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học đã quan sát và cho thấy omega 3 có thể giúp cải thiện chức năng nội mô và độ đàn hồi của động mạch. Điều này tác động tích cực đến tình trạng cao huyết áp. Do đó, với câu hỏi "Cao huyết áp uống omega 3 được không?" thì câu trả lời hoàn toàn là CÓ.
☛ Tham khảo trước: Bệnh cao huyết áp là gì?
Để chứng minh được điều này, dưới đây là phân tích 3 lợi ích cụ thể của omega 3 với bệnh cao huyết áp:
Làm giảm nồng độ Triglyceride
Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride còn là thành phần chủ yếu có trong mỡ động vật và dầu thực vật. Cơ thể sau khi tiêu nạp Triglyceride sẽ được tiêu thị dưới dạng năng lượng tế bào khi chúng di chuyển trong mạch máu.
Chỉ số Triglyceride đồng nghĩa với chỉ số mỡ máu của cơ thể cũng cao. Cụ thể, Triglyceride thừa sẽ bám vào các thành mạch, tạo các mảng mỡ ở động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này đặc gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
- Xơ vữa động mạch
- Tắc hẹp động mạch vành
- Nhồi máu cơ tim
- Cao huyết áp
- Mỡ máu
- Gan nhiễm mỡ
- Đau tim, đột quỵ não
Để đánh giá chỉ số Triglyceride, thông thường chúng ta phải làm các xét nghiệm máu. Từ đó, ta có bảng đáng giá chỉ Triglyceride:
- Chỉ số Triglyceride bình thường: < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L)
- Chỉ số Triglyceride rất cao: > 500 mg/dL (trên 6 mmol/L)
Theo các nghiên cứu, bổ sung omega 3 giúp giảm 20-30% nồng độ triglyceride trong máu. Điều này đồng nghĩa với chỉ số mỡ máu giảm. Do đó, khả năng các mảng mỡ bị tích tụ và lắng động thành các mảng bám cũng thấp hơn hẳn. Thành mạch thông thoáng giúp máu lưu thông dễ dàng, áp lực lên thành mạch giảm, cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Tăng HDL (cholesterol tốt) và loại bỏ LDL (cholesterol xấu)
- HDL – Cholesterol tốt: chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu. Nó có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời cũng đưa lượng cholesterol dư thừa ra khỏi máu, ngăn chặn chúng xâm nhập vào các thành động mạch. Do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.
- LDL – Cholesterol xấu: Đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng LDL - cholesterol trong máu quá cao thì sẽ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch.
Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể do gan và các cơ quan khác sản xuất chiếm 75%, phần còn lại tổng hợp từ thức ăn. Khi hàm lượng cholesterol xấu quá cao, ta cần nạp thêm nhiều cholesterol tốt từ thực phẩm để cân bằng lại nồng độ cholesterol toàn phần. Lúc này, việc bổ sung omega 3 có hiệu quả đặc biệt trong việc làm tăng HDL (cholesterol tốt), giảm LDL (cholesterol xấu), từ đó ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp.
Dựa trên cơ chế hoạt động cân bằng của cholesterol toàn phần là: HDL có khả năng “dọn dẹp” LDL, mang chúng ra khỏi động mạch, đưa tới gan để phá hủy và đào thải khỏi cơ thể, một thí nghiệm với việc uống omega 3 ở người bị cholesterol cao được thực hiện trong 12 tuần và cho kết quả:
- Nhóm người uống omega 3: Nồng độ HDL cholesterol tăng 10%.
- Nhóm người uống omega 3 kết hợp với luyện tập: Nồng độ HDL cholesterol tăng 11,6%.
Giảm kết dính tiểu cầu
EPA (một dạng của omega 3) có tác dụng tăng cường sản xuất Prostagladin (PG) – một loại acid béo không bão hòa ở các mô, có tác dụng làm giãn mạch, ức chế lắng đọng tiểu cầu và hạ huyết áp. Đồng thời, omega 3 còn ngăn cản việc chất béo tích tụ, từ đó giúp mạch máu thông thoáng, cải thiện tình trạng cao huyết áp.
3. Lưu ý khi sử dụng omega 3!
Như vậy, với 3 lợi ích cụ thể đã liệt kê trên, người cao huyết áp hoàn toàn có thể uống omega 3. Tuy nhiên, hiệu quả của omega 3 với bệnh cao huyết áp chỉ phát huy tốt nhất khi người bệnh cung cấp một lượng vừa đủ cho cơ thể hấp thụ, không được lạm dụng quá nhiều. Việc dùng omega 3 liều quá cao có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần chú ý khi uống omega 3:
- Trước khi sử dụng omega 3, người bệnh cần tìm hiểu kỹ hàm lượng EPA và DHA ( 2 dạng của omega 3) là bao nhiêu. Theo đó, tùy vào lượng EPA, DHA mà chúng ta sẽ xác định sử dụng bao nhiêu viên nang một lần.
- Nhìn chung, lượng omega 3 tối thiểu mà người cao huyết áp trong độ tuổi trưởng thành có thể uống là khoảng 250-500 mg/ ngày, tương đường với 2 viên nang. Nếu bạn muốn tăng liều lượng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
- Không nên uống quá nhiều omega 3, bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua và buồn nôn, huyết áp thấp, mất ngủ, tiêu chảy,...
- Omega 3 có thể tan trong dầu, do đó hãy uống chúng sau khi ăn để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất.
4. Vì sao bạn nên kết hợp sử dụng Giảo cổ lam?
Với tác dụng omega 3 đến tình trạng cao huyết áp đã liệt kê trên, nhiều người cho rằng sử dụng omrga 3 có thể chữa bệnh. Điều này là không thể, omega 3 sử dụng với tần suất đều đặn và liều lượng hợp lý trong thời gian dài sẽ mới có thể hỗ trợ cải thiện dần dần các triệu chứng của cao huyết áp. Thực tế, muốn điều trị được căn bệnh này, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ giữa việc kết hợp các loại thuốc điều trị, có một chế độ ăn hợp lí và luyện tập thể dục thường xuyên.
Đối với những người cao huyết áp ở mức độ nhẹ đến trung bình, chưa cần dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng giảo cổ lam như một loại thực phẩm chức năng, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn, đồng thời kết quả thi được cũng tốt hơn.
Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao rất hiệu quả. Cụ thể, một nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất gypennosides có trong giảo cổ lam có tác dụng giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó mà có thể hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu khác tại trung tâm Y tế Đại học Vanderbit (Mỹ) cho kết luận rằng: Khi uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric - một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đố hạ mức đường huyết xuống và duy trì chúng ở mức ổn định, an toàn.
☛ Đọc chi tiết: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Không chỉ giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân cao huyết áp, giảo cổ lam còn làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp như:
- Giảm cân, giảm béo phì
- Hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch