Giảo cổ lam là dược liệu quý mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng giảo cổ lam nhiều người e ngại có vị đắng khó uống. Vậy giảo cổ lam có vị đắng lắm hay không?
Giảo cổ lam có đắng không?
Giảo cổ lam là loại dây leo thân thảo, có tua cuốn để leo. Lá có mặt dưới xanh nhạt, mặt trên xanh đậm, bề mặt sần sùi, hình dáng xòe như ngón tay. Giảo cổ lam được chia thành 3 loại dựa theo số lượng lá trên mỗi cành: 3 lá, 5 lá, và 7 lá.
Giảo cổ lam có đắng không và vị đắng như nào còn tùy thuộc từng loại cụ thể:
- Giảo cổ lam 3 lá: Không đắng, vị ngọt khi nhấm tươi, ít dùng trong y học.
- Giảo cổ lam 5 lá: Vị đắng nhẹ khi tươi, pha trà thơm, đắng trước ngọt sau, dễ uống. Đây là loại được nghiên cứu kỹ và phổ biến nhất, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Giảo cổ lam 7 lá: Rất đắng, khó uống, chưa được sử dụng làm trà hay có tác dụng y học rõ ràng.
Giảo cổ lam có vị đắng trước ngọt hậu nên thường được sử dụng làm trà uống hàng ngày.
Trà giảo cổ lam 5 lá đắng trước ngọt sau
Theo chia sẻ của GS. TS Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cây giảo cổ lam cho biết: Hiện nay trên thế giới chỉ dùng loại giảo cổ lam 5 lá vì có nhiều hoạt tính giống nhân sâm nhất, vị cũng dễ chịu hơn.
Uống trà giảo cổ lam lúc đầu sẽ có vị đắng, nhưng không phải đắng do tanin giống trà xanh hay đắng như tâm sen. Vị đắng của trà giảo cổ lam do saponin có trong lá và thân cây – là hoạt chất vô cùng quý giá giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh lý hiện nay. Tuy nhiên, sau khi nhấp xong ngụm trà, vị đắng sẽ tan biến thay vào đó bạn sẽ cảm nhận vị ngọt và hương thơm của trà giảo cổ lam đọng lại ở cổ họng.
Uống trà giảo cổ lam thường xuyên còn giúp tinh thần sảng khoái, đặc biệt với những người đang mắc tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp… sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt. Trà giảo cổ lam cũng không phải quá khó tìm. Tuy nhiên, để có loại trà thơm ngon nhất, vị đắng trước ngọt sau và có tác dụng tốt với sức khỏe thì phải chọn loại giảo cổ lam 5 lá được trồng ở nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này.
Sử dụng vị đắng của giảo cổ lam để phân biệt thật giả
Với những công dụng quý đối với sức khỏe, uống trà giảo cổ lam trở thành nét văn hóa mới thay thế cho trà truyền thống. Tuy nhiên, giảo cổ lam trong tự nhiên có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, việc thu hái bừa bãi đến mức tận diệt khiến loại thảo dược này trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, đặc biệt là giảo cổ lam 5 lá – loại giảo cổ lam được nghiên cứu bài bản và kỹ lưỡng nhất.
Tuy khan hiếm nhưng trên thị trường vẫn bày bán vô số các sản phẩm giảo cổ lam 5 lá, nguy cơ cao người dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi giảo cổ lam sao khô thường khó nhận biết. Thậm chí, nhiều người nhầm lẫn, thay vì mua giảo cổ lam 5 lá thì họ dùng giảo cổ lam 3 lá hoặc 7 lá. Do đó, bạn có thể dựa vào mùi vị của trà để phân biệt giảo cổ lam 5 lá với các loại khác như sau:
- Trà giảo cổ lam 3 lá: Vị nhạt, không đắng và không thơm.
- Trà giảo cổ lam 5 lá: Vị đắng trước nhưng ngọt hậu về sau, có mùi thơm và rất dễ uống.
- Trà giảo cổ lam 7 lá: Rất đắng và khó uống, không có mùi thơm.
Để tránh “tiền mất tật mang”, đảm bảo chất lượng, hãy chọn giảo cổ lam 5 lá từ thương hiệu uy tín, có chứng nhận rõ ràng và được sản xuất theo chuẩn GMP – WHO. Phương pháp chế biến hiện đại giữ trọn hoạt tính sinh học, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe..
Cho tới nay, chỉ có sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đáp ứng các tiêu chí kể trên. Giảo cổ lam Tuệ Linh được sản xuất từ 100% nguồn nguyên liệu giảo cổ lam 5 lá chuẩn sạch tại Vùng trồng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá tại Mộc Châu, Sơn La – nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, công ty Tuệ Linh đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP để giữ tối đa hoạt chất quý của giảo cổ lam đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm giảo cổ lam chất lượng.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh có sự tin tưởng của hàng triệu người dùng Việt. Sản phẩm còn chinh phục được các thị trường nước ngoài khó tính như Đức, Slovakia…