Giảo cổ lam là một thảo dược quý được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng giảo cổ lam làm trà uống thưởng thức thay cho các loại trà truyền thống hiện rất được ưa chuộng. Vậy cây thuốc giảo cổ lam có đặc điểm, công dụng như thế nào, sử dụng giảo cổ lam ra sao để đem đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe?
Mục lục
- Tại sao gọi Giảo cổ lam là cây thuốc?
- Đặc điểm của cây thuốc giảo cổ lam
- Phân biệt cây thuốc giảo cổ lam
- Tác dụng đối với sức khỏe của cây thuốc giảo cổ lam
- Sử dụng giảo cổ lam như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
- Đối tượng sử dụng giảo cổ lam
- Liều dùng thông thường của giảo cổ lam là gì?
- Mua sản phẩm Giảo cổ lam chất lượng ở đâu?
- Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam làm thuốc
Tại sao gọi Giảo cổ lam là cây thuốc?
Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) là loài dây leo thuộc họ bầu bí, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao. Tại Nhật Bản, nó được gọi là “phúc ấm thảo”; ở Trung Quốc là “cỏ trường thọ”; còn tại Việt Nam, cây này còn mang nhiều tên dân gian như: cỏ thần kỳ, cây trường sinh hay ngũ diệp sâm.
Những tên gọi này đều phản ánh tác dụng mà giảo cổ lam mang lại cho sức khỏe con người. Nhờ chứa các hoạt chất sinh học quan trọng như saponin (giống nhân sâm), flavonoid, cùng các khoáng chất như kẽm, sắt, mangan, phốt pho…, giảo cổ lam có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Trong y học cổ truyền, loại thảo dược này từng được dùng cho vua chúa để tăng cường sinh lực, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ. Ngày nay, các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh giảo cổ lam có thể hỗ trợ:
- Hạ mỡ máu
- Ổn định đường huyết
- Giảm huyết áp
- Tăng cường chức năng tim mạch
- Phòng ngừa tai biến do xơ vữa động mạch
Chính vì những công dụng đáng giá ấy, giảo cổ lam được giới chuyên môn đánh giá là một trong những cây thuốc quý cho sức khỏe hiện đại.
Đặc điểm của cây thuốc giảo cổ lam
Mô tả thực vật
Giảo cổ lam là loại cây thân thảo, mảnh họ dây leo. Cây leo nhờ tua cuốn mọc ở nách lá. Lá giảo cổ lam thoạt nhìn giống như lá kép chân vịt nhưng chúng mọc đơn có xẻ chân vịt rất sâu. Hoa giảo cổ lam là loại hoa đơn tính mọc khác gốc. Cụm hoa hình chùy, có nhiều hoa nhỏ màu trắng và ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả giảo cổ lam có hình cầu với đường kính 5 – 9 mm. Khi chín quả có màu đen.
- Bộ phận dùng: Lá
- Thu hái: Quanh năm
- Chế biến: Sau khi thu hoạch, lá trường sinh thảo sẽ được rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng
- Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và môi trường ẩm ướt
Cây giảo cổ lam mọc ở đâu?
Cây giảo cổ lam thường mọc ở độ cao từ 200 – 2000 m so với mực nước biểm. Cây phân bố chủ yếu ở các khu rừng thưa ẩm, rậm rạp và những vùng có khí hậu mát lạnh quanh năm. Điển hình là mọc ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ. Ở Việt Nam, giảo cổ lam phát hiện ở núi Phan Xi Păng và một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
Tại Việt Nam, năm 1977 giáo sư Phạm Thanh Kỳ cùng nhóm nghiên cứu của mình tìm thấy cây giảo cổ lam lần đầu tiên tại SaPa. Loài thảo dược này bao gồm một quần thể rất rộng lớn mọc trên một khu rừng nguyên sinh có độ cao 2000m so với mực nước biển, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn của dãy núi Phan- xi -păng tỉnh Lào Cai.
Hiện nay, loài cây thần kỳ này còn được phát hiện ở một số vùng như: vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Giang,Cao Bằng. Các vùng còn lại vẫn chưa tìm ra hoặc có nhưng với trữ lượng ít, không đáng kể.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nơi Giảo cổ lam thường mọc
Thành phần hóa học
Qua các nghiên cứu, phân tích tính lý dược của giảo cổ lam cho thấy, dược liệu này chứa các thành phần chính là Saponin, Flavonoid, Gypenosid, chất Adenosin, lượng lớn acid amin, khoáng chất và vitamin như P, Mn, Fe, Zn, Se,… Hoạt chất Saponin ở thảo dược tự nhiên này có cấu trúc triterpen kiểu dammaran giống với Saponin trong tam thất và nhân sâm nhưng hàm lượng lại nhiều hơn hai nguyên liệu này gấp 3 – 4 lần.
Phân biệt cây thuốc giảo cổ lam
Phân biệt với các loại giảo cổ lam khác
Dạng tươi:
- Cây giảo cổ lam 3 lá : Cây có ba lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng. Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao , ít dùng trong y học và đang nghiên cứu .
- Cây giảo cổ lam 5 lá: mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển ( Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi), cây không mọc ở các loại đất thông thường. Đây là loại giảo cổ lam được cả thể giới sử dụng bởi vì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể nói là tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay.
- Cây giảo cổ lam 7 lá: cây có 7 lá, mọc hoang dại nhiều. Hiện loại giảo cổ lam này vẫn đang được nghiên cứu thêm và chưa có công bố cụ thể.
Dạng khô:
- Giảo cổ lam 3 lá khi phơi khô có vị nhạt, không có mùi thơm, không có vị đắng
- Giảo cổ lam 5 lá (cây thuốc giảo cổ lam) khi phơi khô dậy mùi thơm rất đặc trưng, khi hãm với nước sôi có vị đắng trước ngọt sau và rất thơm ngon
- Giảo cổ lam 7 lá khi phơi khô không có mùi thơm đặc trưng, khi pha uống có vị rất đắng, khó uống
Phân biệt với các loài cây khác
Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá.
Phân biệt với các loại cây họ leo bầu bí có thể dựa vào đặc điểm nhận dạng, tuy nhiên khi phơi khô rất khó phân biệt với các loại cây họ leo khác.
Ngoài ra hiện tại cây thuốc giảo cổ lam chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Bên cạnh đó, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Do vậy, Giảo cổ lam 5 lá chất lượng hiện nay rất hiếm.
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh cây Giảo cổ lam thật – giả
Tác dụng đối với sức khỏe của cây thuốc giảo cổ lam
Giảo cổ lam chứa nhiều hoạt chất quý hiếm mang lại tác dụng toàn diện cho sức khỏe con người. Dưới đây là các nhóm chất chính và công dụng nổi bật:
1. Saponin – Bảo vệ tim mạch, tăng miễn dịch
Hoạt chất saponin trong giảo cổ lam có cấu trúc tương tự nhân sâm, nhưng hàm lượng lại cao hơn đáng kể. Tác dụng chính gồm:
- Giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn tái hấp thu tại ruột.
- Ngăn ngừa ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng, nhờ ức chế tế bào ác tính.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn.
- Chống oxy hóa, làm chậm lão hóa tế bào.
2. Grypenosid – Hỗ trợ điều trị ung thư
Kìm hãm tế bào ung thư đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư đại tràng.
3. Phanosid – Ổn định đường huyết
- Giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin.
- Tăng độ nhạy của tế bào với insulin.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định cho người bị tiểu đường tuýp 2.
4. Adenosin – Tăng lực, điều hòa nội tiết
Adenosin là hoạt chất quý hiếm thường chỉ có trong đông trùng hạ thảo, nay được phát hiện trong giảo cổ lam 5 lá. Tác dụng bao gồm:
- Chống loạn nhịp tim, cải thiện tuần hoàn.
- Tăng oxy máu, giúp cơ bắp hoạt động bền bỉ hơn.
- Cải thiện sinh lý, điều hòa hormone sinh dục, hỗ trợ điều trị vô sinh ở cả nam và nữ.
- Tăng sự tỉnh táo, cải thiện chức năng thần kinh.
Chính nhờ sự có mặt của Adenosin, giảo cổ lam còn được các vận động viên sử dụng như một loại “doping hợp pháp” giúp tăng thể lực và phục hồi nhanh sau thi đấu.
5. Vitamin và khoáng chất – Bổ sung vi chất thiết yếu
- Giảo cổ lam chứa nhiều khoáng chất như: selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…
- Giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan, cải thiện trao đổi chất.
☛ Xem chi tiết: Tác dụng chính của Giảo cổ lam
Sử dụng giảo cổ lam như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Sau khi thu hái, người ta chỉ dùng lá của cây giảo cổ lam để làm dược liệu vì lá là bộ phận có nhiều dược chất nhất. Rửa sạch lá giảo cổ lam, rồi đem phơi nắng cho khô. Thông thường, người bán sẽ băm nhỏ lá giảo cổ lam để người dùng dễ sử dụng. Ngoài ra, giảo cổ lam cũng thường được chế biến thành dạng túi lọc.
1. Trà giảo cổ lam
Chuẩn bị
- 20g giảo cổ lam
- Ấm trà
- Nước đun sôi
Cách pha
Mỗi lần dùng giảo cổ lam để pha trà, chỉ nên sử dụng khoảng 20g. Cho giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
2. Giảo cổ lam kết hợp với cây xạ đen, cà gai leo
Chuẩn bị
- Giảo cổ lam: 30g
- Xạ đen: 30g
- Cà gai leo: 20g
- Nước sôi: 1,5 lít
- Bình giữ nhiệt
Cách pha
Cho tất cả nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, sau đó đổ thêm 1,5 lít nước sôi. Đậy nắp và ủ trong thời gian 30 phút là có thể sử dụng được.
Đối tượng sử dụng giảo cổ lam
Những người nên sử dụng giảo cổ lam:
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu…
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan…
- Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng.
Những người không nên sử dụng giảo cổ lam:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…
Liều dùng thông thường của giảo cổ lam là gì?
Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh nhờ cơ chế tăng tiết insulin. Vì vậy, đừng quá lạm dụng loại thảo mộc này bởi có thể dẫn đến trường hợp nguy hiểm khi bị hạ đường huyết đột ngột.
Nhìn chung, liều dùng giảo cổ lam đối với mỗi người khác nhau. Liều lượng này thường dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên dùng quá 70g giảo cổ lam.
Mua sản phẩm Giảo cổ lam chất lượng ở đâu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm gắn mác “giảo cổ lam”, được bày bán tràn lan tại các quầy thuốc nhỏ lẻ, tạp hóa hay chợ đầu mối. Tuy nhiên, khó có thể kiểm chứng được chất lượng cũng như xuất xứ thực sự của sản phẩm, dẫn đến nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tiêu chí lựa chọn Giảo cổ lam chất lượng
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, giảo cổ lam chất lượng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Là loại giảo cổ lam 5 lá – đây là loại duy nhất chứa hoạt chất quý như saponin, flavonoid, adenosin…
- Được trồng ở độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ, nguồn nước sạch, không nhiễm hóa chất.
- Được kiểm nghiệm hoạt chất và tiêu chuẩn hóa theo hướng dẫn của WHO.
Tuệ Linh – Đơn vị tiên phong nghiên cứu và phát triển sản phẩm Giảo cổ lam chất lượng cao

Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị duy nhất được Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, chuyển giao đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về cây Giảo cổ lam 5 lá. Ông cũng là người trực tiếp kiểm tra nguyên liệu và giám sát quá trình chuẩn hóa.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được:
- Chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP – WHO (thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu).
- Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Đảm bảo 100% thành phần từ lá giảo cổ lam 5 lá chất lượng cao.
Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, sản phẩm Tuệ Linh không chỉ chinh phục người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Các dòng sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện có
- Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh – dạng túi lọc, tiện lợi sử dụng hằng ngày.
- Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh – dạng viên nén, dễ bảo quản và mang theo.
Để mua các sản phẩm trên bạn có thể đến hiệu thuốc gần nhất bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY
Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0912 571 190 – 0839 561 247 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất !
Nếu gặp khó khăn gì trong việc mua hoặc cần hiểu thêm về sản phẩm. Các bạn gọi theo số Hotline 18001190 để được các Dược sĩ tư vấn thêm.
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam làm thuốc
Bởi giảo cổ lam là cây thuốc, nên muốn sử dụng hiệu quả tránh những tác dụng không mong muốn cần thực hiện như sau:
- Không được sử dụng giảo cổ lam quá liều quy định bởi có thể dẫn đến ngộ độc.
- Nếu bạn bị hạ đường huyết, huyết áp thấp thì hãy uống sau khi ăn no. Bạn có thể cho thêm gừng hoặc một ít đường để dễ uống hơn.
- Nếu bạn dùng trà giảo cổ lam để giảm cân thì phải kết hợp với một chế độ ăn hợp lý mới có tác dụng rõ rệt.
- Tuyệt đối không dùng trà giảo cổ lam đã để qua đêm, trà đã để rất lâu hoặc đun đi đun lại quá nhiều lần. Tốt nhất, bạn nên dùng hết trong ngày vì nếu để qua đêm, trà sẽ bị biến chất, không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Sau khi uống trà giảo cổ lam, bạn có thể sẽ có cảm giác nóng người, tăng huyết áp nhẹ, khô miệng, khát nước. Vì vậy, bạn nên uống thêm nước lọc. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại và các triệu chứng trên sẽ tự biến mất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú; đang dùng những loại thuốc khác; hay dị ứng với các loại thảo mộc khác; mắc phải các căn bệnh nào khác; bị dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, động vật…
☛ Đọc thêm: Tác dụng phụ nếu sử dụng giảo cổ lam không đúng cách!
Trên đây là những thông tin về cây thuốc Giảo cổ lam. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc!
tôi bị huyết áp cao có dùng được giảo cổ lam không?
Chào chị Nhung!
Giảo cổ lam được chứng minh có tác dụng tích cực đối với người bệnh huyết áp cao, hỗ trợ hạ huyết áp an toàn. Do đó, người bị huyết áp cao như chị hoàn toàn có thể sử dụng thảo dược này. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, chị nên lựa chọn mua giảo cổ lam ở địa chỉ uy tín và sử dụng đúng cách.
tư vấn cho tôi địa chỉ mua giảo cổ lam tuệ linh chất lượng
Chào chị Nga!
Chị có thể mua sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc (https://www.giaocolam.vn/diem-ban). Nếu gặp khó khăn gì trong việc mua hoặc cần hiểu thêm về sản phẩm. Các bạn gọi theo số Hotline 18001190 để được các Dược sĩ tư vấn thêm.