Tỷ lệ người mắc béo phì tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Ngoài dây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì người bị béo phì lại tiềm ẩn rất nhiều các bệnh lý khác. Vậy thế nào là béo phì, nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao?
Bệnh béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá và không bình thường tại vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi.. còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật đái tháo đường, xương khớp và ung thư….
Hình ảnh người bị bệnh béo phì
Để biết người bị béo phì hay không thì tổ chức Y tế thế giới dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể. Cách tính cụ thể như sau:
Chỉ số khối cơ thể (BMI)= trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) / bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Kết quả một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.
Nguyên nhân gây béo phì
Béo phì được xác định có nguyên nhân từ một trong số các yếu tố sau:
Khẩu phần và thói quen ăn uống
Do chế đô ăn uống cung cấp năng lượng vượt quá như cầu, vận động đi lại ít làm cho lượng năng lượng dư thừa nhiều gây cân nặng cơ thể tăng lên. Hoặc do các thói quen khác như ăn nhiều cơm, tinh bột vào buổi tối, hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng: đường mật, nước ngọt, thit mỡ, dầu mỡ ..thích ăn các món xào rán cũng là những thói quen không tốt dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực rất tốt cho cơ thể con người, giúp tiêu hao, giảm năng lương. Tuy nhiên có một vấn đề khác đối với những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều chất giàu năng lượng họ thường dễ bị béo.
Yếu tố di truyền
Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn. Tuy nhiên yếu tố này còn liên quan đến chế độ ăn uống của toàn hộ gia đình đó.
Yếu tố kinh tế
Ở một số nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế trong khi đó hoạt động tiêu hao năng lượng tăng cao cho nên họ ít dẫn đến bị tình trạng béo phì. Tuy nhiên yếu tố này cũng gặp trên một số nước phát triển khác khi sự thiếu ăn không còn phổ biến thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo do nguyên nhân họ ít học, trình độ nhận thức về thói quen ăn uống và sức khỏe hạn chế nên dẫn đến hiện tượng ăn uống không hợp lí, thừa chất dẫn đến hiện tượng béo phì tăng cao.
Bệnh lý sụn tuyến giáp
Người mắc bệnh lý sụn tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt hormone làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại, đồng nghĩa với lượng chất béo không được đốt cháy, là nguyên nhân gây tăng cân.
Béo phì tác động xấu đến sức khỏe như nào?
Ngoài việc khiến cơ thể mình phì nộn, nặng nề thiếu thẩm mỹ gây ra cảm giác tự ti, căng thẳng, thiếu tự tin ra thì người bị béo phì còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như:
- Loãng xương, thoái hóa khớp: do trọng lượng nặng tác động gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp
- Bệnh tim mạch: người bị béo phì thường bị mỡ máu, cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, cơ thể trọng lượng lớn thì tim phải thường xuyên làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch.
- Tiểu đường: béo phì gây đề kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh lý tiêu hóa: béo phì khiến lượng mỡ trong cơ thể dư thừa bám vào quai ruột dễ gây ra táo bón, trĩ. Lượng mỡ nếu tích tụ ở gan gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Rối loạn chuyển hóa gây ung thư đại tràng, sỏi mật….
- Bệnh hô hấp: hàm lượng mỡ ở người béo phì cao gây áp lực lên cơ hoành, lồng ngực, ổ bụng, phế quản vì vậy gây các hiện tượng ngủ ngáy, rối loạn nhịp thở, khó thở thậm chí nguy thở khi ngủ ban đêm dẫn đến tử vong.
- Rối loạn nội tiết: ở nữ, béo phì dễ bị đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt dẫn đến khó mang thai, khi sinh có nguy cơ khó đẻ. Ở nam, béo phì gây yếu sinh lý tăng nguy cơ vô sinh.
- Ung thư: Béo phì và ung thư được chứng minh có mối liên hệ với nhau. Cụ thể người bị béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc: ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.
Cách phòng ngừa béo phì hiệu quả!
Để phòng ngừa nguy cơ mắc béo phì hiệu quả, mỗi người cần:
- Tập thể dục, vận động cơ bắp để làm giảm, tiêu hao năng lượng dư thừa.
- Ăn nhiều chất xơ, rau, củ quả, hạn chế các loại tinh bột, chất béo.
- Ăn uống khoa học và làm việc khoa học.
Hình ảnh sản phẩm TPCN Trà giảo cổ lam Tuệ Linh
Ngoài những cách trên, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ thừa cân, giảm béo một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn tuyệt đối. Bạn chỉ cần tuân thủ các lưu ý cho người hỗ trợ giảm béo, thừa cân và dùng thêm sản phẩm TPCN Trà giảo cổ lam Tuệ Linh chứa các thành phần saponin có tác dụng hoạt hóa AMPK, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng chuyển hóa đường trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì, giúp giảm cân hiệu quả.
Với từ 4-8 ly trà giảo cổ lam mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 -3 tháng để bắt đầu quá trình giảm cân. Tuy nhiên đó là chúng tôi khuyên bạn còn tùy theo từng cơ địa và độ cân nặng mà chúng ta sẽ có cách dùng hỗ trợ khác nhau các bạn nên tham khảo tư vấn trước của bác sĩ để dùng cho có hiệu quả tốt nhất.
Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh trên toàn quốc bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Đọc thêm : Tác dụng của giảo cổ lam với thừa cân , giảm béo.