Được ví là “nhân sâm của người Việt”, Giảo cổ lam đã được sử dụng lâu đời tại Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc. Đây cũng là dược liệu được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe, đặc biệt là với căn bệnh thời hiện đại: tiểu đường.
Giảo cổ lam giúp kiểm soát ổn định đường huyết, hạn chế nguy cơ tụt đường huyết ở người tiểu đường
Năm 2004, nhóm nghiên cứu Viện Dược liệu & Đại học Y Hà Nội đã kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển (nơi chủ trì giải Nobel Quốc tế) sàng lọc các cây thuốc của Việt Nam có tác dụng hạ đường huyết. Nhờ đó đã tìm ra Giảo cổ lam với một hoạt chất mới độc đáo, đặc hiệu của loài này là Phanoside.
Phanoside có khả năng ổn định đường huyết thông qua khả năng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin và tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào.
Đặc biệt, khi nồng độ glucose trong máu thấp, phanoside kích hoạt làm tăng lượng insulin tiết ra nhỏ hơn nhiều lần so với khi nồng độ glucose cao. Do đó, Giảo cổ lam không làm suy giảm đường huyết ở người bình thường và không gây ra hạ đường huyết – biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người tiểu đường khi sử dụng các thảo dược chưa được kiểm chứng khác.
Hiệu quả lâm sàng của Giảo cổ lam cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Điển hình như nghiên cứu lâm sàng năm 2011 do bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội phối hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l. Các bệnh nhân uống trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong thời gian 12 tuần. Kết thúc thử nghiệm, trung bình nhóm sử dụng trà Giảo cổ lam có mức đường huyết giảm xuống 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng.
Nhưng có phải Giảo cổ lam nào cũng “thật”, cũng tốt?
Có nhiều loài thực vật ít có tác dụng hoặc thậm chí nhiều tác dụng phụ đều được gọi “nhầm lẫn” là Giảo cổ lam. Nhưng chỉ có duy nhất 1 loài là chính thống, được nghiên cứu kĩ lưỡng và sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Đó chính là loài Gynostemma pentaphyllum – Giảo cổ lam 5 lá chét.
G.pentaphyllum có hàm lượng hoạt chất cao nhất, có nhiều hoạt tính giống nhân sâm nhất, đồng thời có mùi thơm, vị trà dễ chịu hơn. Còn các loài như giảo cổ lam 3 lá, 7 lá ít được dùng hơn, phần vì chưa có nghiên cứu về hiệu quả, phần vì không phổ biến và hàm lượng hoạt chất không cao bằng.
Ngoài ra, có nhiều loài thực vật khác cũng có hình thái giống Giảo cổ lam, nhưng lại không có tác dụng gì hoặc thậm chí còn có độc tính như một số loài trong chi Tetrastigma – họ Vitaceae.
Do đó, để đảm bảo sử dụng đúng Giảo cổ lam 5 lá thì nên chọn các công ty uy tín, được chuyển giao đề tài khoa học, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng.
Trên thị trường, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong hơn 10 năm qua với vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới GACP – WHO.
Giảo cổ lam Tuệ Linh đạt tiêu chí 5 không: không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm.
Dựa trên nguồn nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ và dây chuyền sản xuất hiện đại, Giảo cổ lam Tuệ Linh đã được nhiều giải thưởng danh giá của các tổ chức uy tín như: 14 năm liên tục đạt giải Hàng Việt Nam chất lượng cao; giải Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng năm 2014,…
Các sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối tại tất cả các địa điểm trên toàn quốc. Để mua các sản phẩm trên bạn có thể đến các cửa hiệu thuốc gần nhất bằng cách BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0912 571 190 – 0839 561 247 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất !
Tuệ Linh cũng là công ty duy nhất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó GĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược Tuệ Tĩnh phát biểu trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) về Giảo cổ lam Tuệ Linh:
PGS. TS Nguyễn Duy Thuần chia sẻ về công dụng của giảo cổ lam