Giảo Cổ Lam Tuệ Linh https://www.giaocolam.vn Web sản phẩm chính thức Thu, 14 Oct 2021 01:37:53 +0000 vi hourly 1 Tổng quan về bệnh đau thắt ngực https://www.giaocolam.vn/benh-dau-that-nguc.html https://www.giaocolam.vn/benh-dau-that-nguc.html#respond Tue, 10 Sep 2019 08:57:37 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=2341 Bệnh đau thắt ngực là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể được gặp ở bất kỳ ai, thông thường nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với những người bình thường. Vậy bệnh đau thắt ngực là gì? Các nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới dây.

Định nghĩa

Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim, là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy. Tình trạng này có thể hồi phục được.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau thắt ngực như:

Do nhồi máu cơ tim

Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất của đau ngực là đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim. Cơn đau tìm được xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho tim bị chặn, thường là do cục máu bị đông.

Khi cơn đau tim xảy ra sẽ kéo thêm các cảm giác tức ngực hoặc bóp nghẹt khó chịu dai dẳng ở giữa ngực, đổ mồ hôi, mệt mỏi bất thường, đau lưng hoặc đau hàm, khó thở…

Do tắc mạch phổi

Đau ngực cũng là một triệu chứng của bệnh tắc mạch phổi làm tắc một mạch hoặc nhiều động mạch trong phổi của một người. Hiện tượng này dẫn đến gây thiếu oxy trong phổi, khó thở, tức ngực và trong trường hợp nặng có thể gây ra đột tử do suy tim.

Do tắc nghẽn túi mật

Theo một số nghiên cứu, cơn đau quặn mật rất giống với triệu chứng của cơn đau tim và bản chất là do ống túi mật bị tắc nghẽn. Khi túi mật bị tắc nghẽn sẽ gây ra cho người bệnh cảm giác bị bóp nghẹt, thường là ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, thường xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Cơn đau này sẽ tự hết sau khoảng một đến năm giờ, nó không nguy hiểm nhưng sẽ bị đi bị lại nhiều lần và cần tiến hành mổ lấy sỏi mật càng sớm càng tốt.

Do đau thắc thực quản

Thực quản là ống chạy từ miệng xuống ngực đưa thức ăn vào dạ dày. Các vấn đề với thực quản, bao gồm co thắt đầu dưới thực quản và tăng co thực quản, có thể gây đau ở vùng ngực gần tim.

Các triệu chứng của co thắt thực quản như: khó nuốt, không thể nuốt hoặc như bị kẹt ở giữa ngực…

Do rách hoặc bị bóc tách động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ là tình trạng rách trong động mạch chủ, mạch máu lớn đưa máu ra khỏi tim. Việc bóc tách động mạch chủ có để gây ra tử vong nếu như không được các định và điều trị sớm.

Một số biểu hiện của bệnh như: khó đi lại, đau hoặc tê chân, đau bụng dữ dội, khó nói hoặc yếu ở một bên người.

Do bị viêm dây thần kinh

Hiện tượng đau ngực đôi khi có thể xảy ra là do các dây thần kinh phân nhánh từ cổ (cột sống cổ) hoặc lưng (cột sống ngực) bị kích thích hoặc bị viêm mang lại cảm giác đau đến tất cả các vùng khác trên cơ thể, bao gồm cả ngực.

Do viêm xương sườn

Viêm sụn sườn là một loại đau ngực phổ biến do viêm ở sụn nối xương sườn với xương ức. Hiện tượng này không quá nguy hiểm và thường do người bệnh làm việc quá sức hoặc bị viêm nhiễm ho nặng gây lên tình trạng đau nhức cơ thể.

Bệnh thường gặp ở những đối tượng

  • Bệnh thường gặp ở người đứng tuổi, trên 50 tuổi và người già.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thường cao hơn sau thời kỳ mãn kinh
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị hoặc ông bà đã bị các bệnh liên quan đến tai biến tim mạch khi còn trẻ thì bạn có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn.
  • Những người thường xuyên hút thuốc, uống nhiều rượu bia… điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
  • Những người có lối sống ít vận động sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể dẫn đến giảm chất lượng thành mạch và động mạch vành.
  • Tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau thắt ngực ổn định.

Triệu chứng

Cơn đau thắt ngực chủ yếu là do tình trạng cung cấp máu có chứa oxy đến một vùng nào đó ở cơ tim bị giảm đi. Một số triệu chứng khi bị cơn đau thắt ngực thường gặp như:

  • Bị đè ép
  • Nặng
  • Co xiết
  • Đau dọc theo ngực, đặc biệt là phía sau xương ức
  • Cơn đau thường lan truyền đến cổ, quai hàm, cánh tay, lưng, hoặc thậm chí là răng.
  • Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân cũng sẽ gặp một số hiện tượng như:
  • Ăn không tiêu
  • Bỏng rát ở phần ngực
  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
  • Thường xuyên bị vã mồ hôi, buồn nôn, khó thở
  • Dấu hiệu chuột rút, tê chân tay

Giải pháp điều trị

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc dùng để điều trị gây tức ngực như:

  • Thuốc giãn mạch
  • Aspirin
  • Thuốc tiêu sợi huyết
  • Thuốc kháng đông
  • Thuốc ức chế tiết axit
  • Thuốc chống trầm cảm

Phẫu thuật

Một số phương pháp để tiến hành phẫu thuật điều trị đau ngực như:

  • Nong mạch vành

Với thủ thuật này sẽ được bác sỹ tiến hành trong trường hợp đau ngực do tắc nghẽn động mạch tim.

Cách thực hiện: Bác sỹ sẽ tiến hành chèn ống nhỏ vào trong mạch máu lớn ở đùi và luồn nó đến chỗ tắc nghẽn. Sau đó, sẽ mở rộng các động mạch bằng cách bơm quả bóng ở đầu ống thông. Trong một số trường hợp khác, bác sỹ có thể đặt lưới thép nhỏ để nâng đỡ chỗ hẹp, không cho động mạch hẹp lại.

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mạch máu từ một phần khác của cơ thể để tạo ra con đường khác giúp máu lưu thông qua chỗ bị chặn.

  • Phẫu thuật sửa chữa động mạch bị bóc tách
  • Làm nở phổi

Trường hợp phổi bị xẹp, các bác sỹ có thể chèn ống vào ngực của bạn để rút và làm phổi nở ra lại.

Thay đổi thói quen hàng ngày

Thay đổi thói quen sống tốt hàng ngày sẽ là một trong những cách thực hiện sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ gây đau thắt ngực khá tốt. Một số thói quen bạn cần thay đổi phải thay đổi như sau:

  • Từ bỏ hút thuốc, uống rượu bai hoặc các chất có cồn.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, hạn chế chất béo, ăn nhiều ngũ cốc, rau quả tươi.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày và phù hợp với sức khỏe giúp cơ thể dẻo dai và cân bằng tốt hơn.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để loại bỏ sớm các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Trên đây là bài viết tổng hợp các vấn đề liên quan đến bệnh đau thắt ngực. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh rất khó chịu và hiệu quả làm việc giảm sút. Cách đề phòng bệnh này là người bệnh cần tuân thủ theo các phác lược điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen hàng ngày để tạo ra một cơ thể lành mạnh và khỏe khoắn.

]]>
https://www.giaocolam.vn/benh-dau-that-nguc.html/feed 0
Giảo cổ lam có tác dụng như thế nào với bệnh tim mạch https://www.giaocolam.vn/giao-co-lam-co-tac-dung-nhu-the-nao-voi-benh-tim-mach.html https://www.giaocolam.vn/giao-co-lam-co-tac-dung-nhu-the-nao-voi-benh-tim-mach.html#respond Tue, 28 Jul 2015 23:31:33 +0000 https://www.giaocolam.vn/giao-co-lam-co-tac-dung-nhu-the-nao-voi-benh-tim-mach.html Giảo cổ lam là cây dược liệu thuốc nam có lịch sử lâu đời có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người, giúp ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Và Giảo cổ lam được chứng minh có tác dụng tốt với bệnh tim mạch và cải thiện chức năng tim mạch. Để tìm hiểu thêm về tác dụng của giảo cổ lam với bệnh tim mạch mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:

giao-co-lam-tue-linh-dat-chuan-GAPC

Giảo cổ lam đạt chuẩn GAPC

1- Giảo cổ lam và chức năng tim mạch

  • “Năm 1990 hiệu ứng kháng tiểu cầu – tập hợp của Gypenoside chiết xuất từ  C. Pentaphyllum đã được nghiên cứu” của J.Wu, et al…, trong ống nghiệm và trong môi trường cơ thể. Các phân tích cho thấy các hợp chất này tăng lên đáng kể tiểu cầu vòng monophosphate Adenosine (cAMP) được gắn kết với tiểu cầu gây ra các mảng bám xơ vữa động mạch.
  • Những tác dụng làm chống kết tập tiểu cầu cũng làm giảm nguy cơ huyết khối, phát triển một huyết khối hoặc một cục máu đông Firbin có thể hình thành trong  mạch máu hoặc trong một van của tim.
  • Xem xét các mẫu ống nghiệm để quan sát tác dụng của giảo cổ lam trên tiểu cầu Clumpiness. Kết quả cho thấy rằng C.Pentaphyllum có hiệu quả ngăn chặn kết tập tiểu cầu đã được gây ra bởi hóa chất, đẩy nhanh tốc độ tan rã của tiểu cầu đã bắt đầu vón cục và ngăn ngừa huyết khối.

2- Giảo cổ lam có tác dụng  tăng cường chức năng tim mạch

giao-co-la-tue-linh-tac-dung-tot-voi-nguoi-benh-tim-mach

Dùng giảo cổ lam hàng ngày giúp cải thiện chức năng tim mạch

  • Trong nghiên cứu các khoa tại Đại học Y Guiyang ở Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu trên 220 vận động viên và 30 người bình thường sử dụng màu DOPLER.
  • Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 30 phút sau khi nhận một liều Gypenoside (triết suất từ cây giảo cổ lam), 100% cho thấy đối tượng thử nghiệm đạt kết quả tích cực.
  • Các hiệu ứng bao gồm đo, tăng lưu lượng máu và cung lượng tim, giảm đường kính cuối tâm thu thất trái và đường kính cuối tâm trương thất trái. Nhịp tim và huyết áp không tăng.
  • Điều này cho thấy Giảo cổ lam cải thiện hiệu quả của hoạt động bơm của tim như vậy trái tim không phải tăng cường độ làm việc nhưng đã có thể sản xuất cùng một khối lượng của lưu lượng máu

Giaocolam.vn (St)

]]>
https://www.giaocolam.vn/giao-co-lam-co-tac-dung-nhu-the-nao-voi-benh-tim-mach.html/feed 0
Bệnh tim đập nhanh https://www.giaocolam.vn/benh-tim-dap-nhanh.html https://www.giaocolam.vn/benh-tim-dap-nhanh.html#respond Sat, 25 Jul 2015 22:04:00 +0000 https://www.giaocolam.vn/benh-tim-dap-nhanh.html Để biết được nhịp tim nhanh hay bình thường người ta đo mạch đập khi nằm nghỉ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tim đập nhanh để giúp các bạn sẽ hiểu thêm về căn bệnh này.


1. Nguyên nhân của bệnh tim đập nhanh:

Tim khỏe thường đảm nhận việc bơm máu tốt đi các bộ phận trong cơ thể, có nhịp tim ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tim yếu buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp máu nên hậu quả nhịp tim tăng cao. Vì vậy chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe tim. Nguyên nhân của bệnh tim đập nhanh rất đa dạng, phổ biến như các lý do sau:

– Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.

– Van tim không làm đúng chức năng.

– Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.

– Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.

– Viêm cơ tim.

– Mắc bệnh tim vành.

– Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.

– Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.

– Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.

– Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.

– Khuyết tật buồng tim trên.

– Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.

– Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.

– Mất cân bằng điện giải.

– Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh tim đạp nhanh rất đa dạng. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp xuất hiện bệnh tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:


– Thiếu vitamin.

– Thiếu máu.

– Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.

– Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.

– Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.

– Nhiễm trùng, sốt cao.

– Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá…

– Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.

Như vậy, bệnh tim đập nhanh có thể do nhiều yếu tố gây ra và nó cũng có thể chỉ xuất hiện tạm thời khi chúng ta làm việc quá sức nhưng cũng có thể lại là một căn bệnh thực sự luôn đeo bám lấy một người nào đó, khiến người đó không thể tự do vận động mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

]]>
https://www.giaocolam.vn/benh-tim-dap-nhanh.html/feed 0
Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch https://www.giaocolam.vn/che-do-an-kieng-cho-nguoi-benh-tim-mach.html https://www.giaocolam.vn/che-do-an-kieng-cho-nguoi-benh-tim-mach.html#respond Sat, 25 Jul 2015 16:20:22 +0000 https://www.giaocolam.vn/che-do-an-kieng-cho-nguoi-benh-tim-mach.html Để phòng trị bệnh tim mạch nhiều người đã chọn phương pháp ăn kiêng nhằm giảm cholesterol trong cơ thể. Đây là một biện pháp tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải có chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch một cách hợp lý, vì nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nguy cơ phản tác dụng.

Trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch, cách tốt nhất là bạn phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa. Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bạn bị các bệnh suy tim. Hãy tập cho mình từ từ thói quen này, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giúp bạn giảm bớt được thuốc men, đỡ tốn tiền chữa bệnh. Theo nghiên cứu thì người bệnh tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl (tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu.


Nếu bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo. Vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch cần chú ý loại thực phẩm giàu chất béo như: thịt mỡ, phô mai, kem, bơ…
Hạn chế các món ăn nhiều chất béo.


Trái lại các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất thì không nằm trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch. Vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, các loại khoáng chất có trong trái cây sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm mỡ trong máu và còn cung cấp một chất rất quan trọng đối với tim là potasium có nhiều trong các loại quả như nho, chuối, dừa.

Tóm lại, chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch là vấn đề cực kỳ quan trọng, cần phải kiêng ăn một cách hợp lý và khoa học, có như thế việc phòng trị bệnh tim mạch mới mang lại hiệu quả.

]]>
https://www.giaocolam.vn/che-do-an-kieng-cho-nguoi-benh-tim-mach.html/feed 0
Những tác nhân khó ngờ gây bệnh tim mạch https://www.giaocolam.vn/nhung-tac-nhan-kho-ngo-gay-benh-tim-mach.html https://www.giaocolam.vn/nhung-tac-nhan-kho-ngo-gay-benh-tim-mach.html#respond Sat, 25 Jul 2015 16:09:19 +0000 https://www.giaocolam.vn/nhung-tac-nhan-kho-ngo-gay-benh-tim-mach.html Mọi người đều biết hút thuốc lá, lười tập thể dục và béo phì là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu, còn có một số tác nhân khó ngờ khác tác động đến sức khỏe tim.

1. Ngủ sau nửa đêm

Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Misao ở Gifu (Nhật Bản) phát hiện những người hay đi ngủ sau nửa đêm thường phát triển chứng xơ vữa động mạch cao hơn người lên giường trước nửa đêm. Những người ngủ muộn thường bị căng thẳng tinh thần và thức khuya hơn để uống rượu, hút thuốc hoặc ăn những loại thực phẩm nhiều đường và chất béo. Tất cả những thứ này đều có thể gây nên bệnh tim mạch.
Ngủ muộn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch

2. Uống ít nước

Qua khảo sát 20.000 người khỏe mạnh (cả nam và nữ), các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Loma Linda ở bang California (Mỹ) nhận thấy những người uống hơn 5 ly nước mỗi ngày ít có nguy cơ bị đau tim hoặc mắc bệnh tim mạch so với những người uống ít hơn 2 ly nước mỗi ngày.
Các chuyên gia Mỹ tin rằng tình trạng thiếu nước góp phần làm đặc lượng máu lưu thông trong cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ đau tim.

3. Mãn kinh sớm

Theo các chuyên gia thuộc Đại học Alabama (Mỹ), phụ nữ mãn kinh sớm đối mặt với nguy cơ đau tim khi về già cao gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường. Nghiên cứu trên 2.500 phụ nữ mãn kinh trước năm 50 tuổi cho thấy họ dễ mắc bệnh tim hơn. Nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng là do nội tiết tố sinh dục nữ (oestrogen) có tác dụng bảo vệ tim, hàm lượng oestrogen giảm dần sau khi mãn kinh.

4. Không tiêm ngừa cúm

Theo tiến sĩ David Grainger thuộc Đại học Cambridge (Anh), thường có nhiều ca đau tim hơn vào các tháng 11, 12 và tháng 1 trong năm. “Tình trạng này có thể liên quan đến sự gia tăng các ca bệnh và lây nhiễm thường xảy ra trong những tháng mùa đông, vốn làm gia tăng các chứng viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn có bệnh tim, tiêm phòng cúm có thể giúp giảm rủi ro này”, ông Grainger cho biết. Ngoài ra, thời tiết lạnh vào mùa đông khiến mạch máu co thắt lại, làm tăng huyết áp nên dễ dẫn đến đau tim.

5. Tình dục thiếu an toàn

Chlamydia, một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ở cả nam lẫn nữ, có thể gây bệnh tim mạch. Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Ontario và Đại học Toronto (Canada) phát hiện vi khuẩn này có thể làm rối loạn hệ miễn dịch, gây viêm nhiễm cho tim và dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch, tác nhân gây đau tim. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể đóng vai trò quan trọng gây bệnh tim mạch và ung thư.


]]>
https://www.giaocolam.vn/nhung-tac-nhan-kho-ngo-gay-benh-tim-mach.html/feed 0