Giảo Cổ Lam Tuệ Linh https://www.giaocolam.vn Web sản phẩm chính thức Wed, 20 Nov 2024 01:33:54 +0000 vi hourly 1 60 năm vẹn nghĩa tình vợ chồng https://www.giaocolam.vn/60-nam-ven-nghia-tinh-vo-chong.html https://www.giaocolam.vn/60-nam-ven-nghia-tinh-vo-chong.html#respond Mon, 20 Jul 2020 01:30:46 +0000 https://www.giaocolam.vn/60-nam-ven-nghia-tinh-vo-chong.html Gần 60 năm qua, ông Nguyễn Văn Giáo (78 tuổi, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và bà Đỗ Thị Nhẫn (80 tuổi) vẫn hết lòng yêu thương nhau. Dù cuộc sống có khó khăn song hai ông bà vẫn luôn bên nhau để cùng nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành.

Đến ngôi nhà ông Nguyễn Văn Giáo ai cũng đều ngạc nhiên bởi vẻ ngoài bề thế. Nằm trên mảnh đất rộng hơn 2.500 m2 là 5 căn biệt thự của gia đình ông Giáo có thiết kế giống nhau y hệt từ trong phòng ra tới nhà bếp. Có được khu nhà khang trang như vậy, vợ chồng ông Giáo đã phải lặn lội sớm hôm suốt mấy chục năm qua, tích cóp từng đồng. Ông Giáo kể: “Ngày trước tôi với bà ấy đến với nhau đâu có do tìm hiểu gì. Bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy, lấy nhau về rồi tự bảo nhau làm ăn rồi sinh con đẻ cái. Ở với nhau lâu nó sinh tình cảm rồi quý mến nhau lúc nào không biết. Lâu dần sống chả thiếu được nhau”.

Nhớ lại gần 60 năm trước, khi ông bà quyết định “góp gạo thổi cơm chung” gia cảnh hai bên đều rất nghèo khó. Ngày ấy, ông Giáo theo làm nghề mộc còn bà Nhẫn làm trong tổ giao lương của xã. Mặc dù hai vợ chồng đều tích cực làm ăn song gia đình vẫn bữa đói bữa no. Sau này, nhờ nỗ lực của cả hai vợ chồng cuộc sống mới khấm khá hơn. Mặc dù khó khăn song ông bà vẫn luôn cố gắng hết mình để nuôi dạy con cái trưởng thành, nên người.

bach-nien-giai-lao

Vợ chồng ông Giáo cùng đứa chắt nội gần được 2 tuổi. 

Có với nhau 6 người con, năm trai một gái. Hiện nay, các con ông bà đều đã trưởng thành nên người. Anh con cả, anh Nguyễn Văn Dung làm bên quân đội còn những người con khác đều theo nghề mộc của cha để lại. Điều khác biệt trong gia đình ông Giáo đó là nét sinh hoạt. Gia đình ông có lập một công ty riêng, Công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt và làm nông nghiệp. Hàng ngày, mọi người đều có phần việc riêng phù hợp với bản thân, ngày ngày đi cấy cày, làm mộc, bán hàng nhưng không chấm công và không lĩnh lương tháng. Toàn bộ số tiền thu được từ những nguồn này đều rót về một túi, thuộc sở hữu chung.

Ông Giáo chỉ chi tiền vào những công to việc lớn như làm nhà cho anh em, con cháu, đầu tư sản xuất kinh doanh. Còn hàng tháng tiền chung từ "công ty" chi thêm cho mỗi gia đình vài triệu để lo chuyện chợ búa, bếp núc, quần áo, học hành… theo nguyên tắc đảm bảo sự công bằng. “Nguyên tắc” này được gia đình ông duy trì suốt mấy chục năm qua, hiện nay, 4 thế hệ trong gia đình vẫn sống chung trong 5 căn biệt thự không có vách tường ngăn cách. 

“Dù chỉ là một viên gạch ngăn cách thôi cũng sẽ làm cho tình cảm anh em trong gia đình theo đó mà rạn nứt. Vì vậy, 5 ngôi nhà tôi xây dựng giống nhau, không hơn nhau dù chỉ một bao xi-măng, một viên gạch”, ông Giáo kể lại. Nhờ giữ nếp sống quy củ và gia giáo ngay từ những ngày đầu nên các thành viên trong gia đình ông đều biết tự giác và chăm sóc nhau.

Hàng ngày, sau mỗi giờ làm việc các thành viên trong gia đình lại giúp nhau làm việc nhà, không ai so bì với ai. Nhìn các con cháu hạnh phúc trong ngồi nhà chung, vợ chồng ông Giáo như được an ủi vì những cố gắng, vất vả của mình được đền đáp. Hiện nay, các thành viên đang tập “ăn riêng” song những nếp cũ của gia đình vẫn không hề thay đổi.

Cao Nguyên

giao-co-lam

]]>
https://www.giaocolam.vn/60-nam-ven-nghia-tinh-vo-chong.html/feed 0
Lắng nghe để yêu thương https://www.giaocolam.vn/lang-nghe-de-yeu-thuong.html https://www.giaocolam.vn/lang-nghe-de-yeu-thuong.html#respond Fri, 20 Mar 2020 01:30:46 +0000 https://www.giaocolam.vn/lang-nghe-de-yeu-thuong.html Hạnh phúc với mỗi người là một khái niệm khác nhau. Có người hạnh phúc là được sống giàu có, an nhàn. Cũng có người nghĩ đó là cuộc sống tự do, tự tại, được đi đây đi đó. Còn với vợ chồng hai bác Nguyễn Trí Điền (1945) và Nguyễn Thị Linh (1952) ở tổ dân phố Hoa Vôi, Quốc Oai, Hà Nội hạnh phúc là nhìn thấy con cháu chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo với bố mẹ.

bach-nien-giai-lao

Nên vợ thành chồng nhờ những cuốn tiểu thuyết

Mặc dù là người cùng làng nhưng bác Linh và bác Điền lại không hề biết nhau. Chỉ đến khi làm cùng trên một cánh đồng hai bác mới có dịp gặp mặt. Chính nụ cười duyên của bác gái đã làm bác trai “siêu lòng”. Hỏi dò, bác trai biết bác gái mê đọc tiểu thuyết nên đã dùng những cuốn tiểu thuyết để làm quen. Tuy sinh ra trong gia đình làm nông lại đông anh em, hoàn cảnh khó khăn nhưng bác trai lại là người ham đọc sách nên bác có khá nhiều sách truyện và tiểu thuyết.

Nói về những cuốn tiểu thuyết bác Linh cười nói: “Ngày trước bác là quân nhân có nhiệm vụ canh máy bay địch trên núi. Cứ có thời gian rảnh bác lại đọc sách. Tiểu thuyết là loại bác rất mê đọc. Biết vậy, bác trai mỗi khi muốn gặp đều mang theo những cuốn tiểu thuyết để lấy cớ gặp bác nói chuyện. Lâu dần, chính nhờ những cuốn tiểu thuyết mà hai bác nên duyên vợ chồng.”

Quen được gần hai năm thì hai bác cưới nhau. Vừa sinh con gái đầu lòng chưa tròn một tuổi thì năm 1975 bác trai đi công nhân xây dựng ở Mộc Châu. Mình bác gái ở nhà lo toan mọi việc. Đến năm 1980 bác trai về, cứ nghĩ có vợ có chồng thì cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn nhưng suốt hai năm bác trai về gia đình vẫn rất khó khăn. Hai bác không biết làm gì ngoài mảnh ruộng mà chỉ cấy lúa thì không đủ để chăm lo cho cả gia đình. Sau đó hai bác quyết định kinh doanh lò vôi: “Ban đầu khó khăn lắm, vì không biết việc lại vụng về nên mất hơn một năm, kinh doanh vẫn không làm kinh tế gia đình khá lên nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng duy trì công việc này bên cạnh làm ruộng. Và không uổng công hơn hai năm sau kinh tế gia đình đã khá lên nhiều” bác Điền chia sẻ.

Trong suốt gần 20 năm kinh doanh lò vôi, dù bận việc nhưng chưa một lần hai bác bảo các con ra lò vôi làm việc mà luôn dành thời gian nhiều nhất cho các con học tập với mong muốn sau này không phải khổ như bố mẹ. Chẳng thế mà cả bốn người con ba gái, một trai lớn lên đều ngoan ngoãn và thành đạt. Thậm chí anh con trai thứ hai còn trở thành tiến sĩ và hiện đang làm giảng viên tại một trường Đại học bên Canada. Nở nụ cười tươi đầy vẻ tự hào, bác Linh tâm sự: “Nhìn con thành đạt, ngoan ngoãn mà người làm mẹ như tôi mãn nguyện lắm. Dân làng họ còn bảo, nhà người ta được một được hai đây con nhà bà lại được cả bốn đứa vừa thành đạt vừa hiếu thảo. Tôi lấy làm hãnh diện lắm.”

Không giận nhau quá một ngày.

“Ngày ấy có rất nhiều trai làng đến tìm hiểu nhưng cuối cùng bác lại chọn bác Điền vì bác ấy hay nói lại rất vui tính. Và quan trọng bác cũng nghĩ hơn bác bẩy tám tuổi thì chững chạc, sau này sẽ chiều chuộng vợ con hơn.” Bác Linh tâm sự. Cũng vì hay nói nhiều nên không ít lần bác trai làm bác gái buồn lòng. Nhưng sống với nhau bác gái hiểu, bác trai chỉ nói vậy chứ chưa bao giờ để bụng lâu. Bác trai chia sẻ: “Bác nói nhiều và cũng là người nóng tính nên khó chịu hay không vừa lòng là bác hay nói rất nhiều. Tính bác như vậy nhưng bác nói xong thì thôi chứ không có ý gì cũng may bác gái hiểu bác lắm. Lúc bác nói bác ấy cứ để nói chán, đợi lúc “hạ hỏa” bác ấy mới nói lại. Đó là ưu điểm mà bác rất thích ở bác gái”.

Quay nhìn bác trai, bác gái cười: “Chẳng thế mà hai bác không bao giờ giận nhau được quá một ngày. Còn bình thường bác trai yêu vợ, thương con mà lại chịu khó lắm, việc gì cũng làm và san sẻ cùng vợ, chưa bao giờ để vợ gách vác hay vất vả một mình. Ngay cả bây giờ, khi hai bác đều đã có tuổi nhưng bác trai hàng ngày vẫn không quên chia sẻ công việc nhà và mang đến những tiếng cười vui cho gia đình.”

Hữu My

]]>
https://www.giaocolam.vn/lang-nghe-de-yeu-thuong.html/feed 0
Tình yêu của hai nghệ nhân già https://www.giaocolam.vn/tinh-yeu-cua-hai-nghe-nhan-gia.html https://www.giaocolam.vn/tinh-yeu-cua-hai-nghe-nhan-gia.html#respond Fri, 20 Nov 2020 01:30:45 +0000 https://www.giaocolam.vn/tinh-yeu-cua-hai-nghe-nhan-gia.html Gần 40 năm chung sống trong một mái nhà, ông Nguyễn Văn Hòa (62 tuổi, ngõ 73 Hàng Than, Hà Nội) và bà Đặng Hương Lan (59 tuổi) vẫn tràn ngập yêu thương. Nhờ tình yêu thương, hai ông bà vẫn cặm cụi lưu giữa nghề làm mặt nạ bồi giấy. Nghề này cũng chính là cái nơi ghi dấu tình yêu của hai ông bà chớm nở và đơm hoa kết trái. 

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà “khiêm tốn” của ông Nguyễn Văn Hòa (73 Hàng Than, Hà Nội) khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ. Trong khoảng ban cộng chật hẹp, hai vợ chồng ông Hòa đang tô vẽ những chiếc mặt nạ hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Mặc dù đã ngoài 60 tuổi song hai ông bà vẫn rất minh mẫn và miệt mài với công việc giữ nghề truyền thống của gia đình.

Đôi tay thoăn thoắt, ông Hòa kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình. Ông bảo rằng, ngày ông 18 tuổi, theo tiếng gọi Tổ Quốc ông gác bút nghiêng lên đường nhập ngũ. Trở về từ chiến trường, ông làm việc tại Công ty phân phối hoa quả Hà Nội. Năm 1978, ông được công ty cử đi học bổ túc văn hóa. Tại đây, ông đã gặp bà Đặng Hương Lan (59 tuổi) rồi phải lòng bà ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhớ về mối tình gần 40 năm trước, người đàn ông ngoài 60 vẫn không khỏi ngượng ngùng. Ông bảo: “Hai chúng tôi đi học bổ túc văn hóa cùng một lớp. Ngay từ lần đầu gặp tôi đã cảm mến vì bà ấy nhẹ nhàng, nữ tình. Ấy vậy mà mất gần hai năm tôi mới chinh phục được trái tim của bà ấy”.

Được sự đồng ý của bà Lan, năm 1980 hai ông bà tổ chức đám cưới trong niềm vui và hạnh phúc của hai bên gia đình, bạn bè. Và cũng vào đúng cuối năm đó, người con gái đầu lòng của ông bà chào đời. Niềm vui nối tiếp niềm vui khiến cuộc sống gia đình không khi nào dứt tiếng cười nói rôm rả. Giờ đây, hai người con, một trai, một gái của ông bà đã lập gia đình, công việc ổn định nên ông bà cũng yên lòng. “Bây giờ hai người già kiếm sống nuôi nhau chứ không còn phải bận tâm tới chuyện con cái nữa. Cả hai đứa đã đều có gia đình và công việc ổn định”, ông Hòa vui vẻ.

bach-nien-giai-lao

Hiện giờ, hai ông bà vẫn cần mẫn làm những chiếc mặt nạ bồi giấy để có đồng ra đồng vào. Hơn thế nữa, đây còn là món nghề truyền thống của gia đình nên ông muốn giữ để con cháu biết những giá trị văn hóa xưa. Ông Hòa kể, nghề làm mặt nạ này là của bố vợ ông để lại, bà Lan theo nghề rồi sau này ông cũng theo cái nghiệp đó. Trước đây, mỗi khi không phải tới công ty ông lại tranh thủ làm mặt nạ, nâng cao tay nghề. Mãi tới 5 năm trở lại đây ông mới chuyên tâm hơn với nghề, những chiếc mặt nạ làm ra cũng đẹp hơn, nhiều người yêu thích trở lại.

“Ngày trước, mỗi độ Trung Thu trẻ con ở khu này thích lắm, đứa nào cũng muốn một cái mặt nạ để chơi. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do đồ chơi Trung Quốc nhiều nên thị trường mặ nạ giấy bồi cũng theo đó mà co hẹp lại”, ông Hòa chia sẻ. “Không chỉ vậy, thanh niên bây giờ cũng không đủ kiên nhẫn mà làm nghề. Với lại, làm ra mà không bán được thì làm để làm gì?”, ông Hòa chia sẻ thêm.
Mặc dù nhiều người quay lưng với nghề, song vợ chồng ông hàng ngày vẫn miệt mài làm từng cái mặt nạ bồi. Nhờ sự chau chuốt làm nghề, chau chuốt chăm sóc nhau mà tình cảm ông bà vẫn nồng đượm dù gần 40 năm qua.

Cao Nguyên

giao-co-lam

]]>
https://www.giaocolam.vn/tinh-yeu-cua-hai-nghe-nhan-gia.html/feed 0
Hạnh phúc giản đơn của lão nông dân https://www.giaocolam.vn/hanh-phuc-gian-don-cua-lao-nong-dan.html https://www.giaocolam.vn/hanh-phuc-gian-don-cua-lao-nong-dan.html#respond Sun, 20 Sep 2020 01:30:45 +0000 https://www.giaocolam.vn/hanh-phuc-gian-don-cua-lao-nong-dan.html Ông Nguyễn Văn Trị (sinh năm 1961, xã Bình Lãnh, Thăng Bình, Quảng Nam) và bà Tô Thị Tình (sinh năm 1965) kết hôn khi ông đã ngoài 30 tuổi. Tuy nhiên, dù hạnh phúc đến muộn những cả hai ông bà đều cảm nhận được và sống hết mình vì gia đình, vì nhau. Trong suốt gần 30 năm qua, hai ông bà vẫn rất yêu thương nhau, cùng nhau vun vén cho mái ấm nhỏ của mình. 

Gần 60 năm qua sống trong cuộc đời này, ông Nguyễn Văn Trị (sinh năm 1961, Thăng Bình, Quảng Nam) mới cảm nhận hết cái hạnh phúc vô bờ bến khi có gia đình và người thân bên cạnh. Ngồi trong căn nhà khang trang, thành quả của ông bà trong suốt bao năm qua, ông Nguyễn Văn Trị kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của mình.

Khi đất nước còn chia cắt, ông sinh ra tại vùng đất bên kia chiến tuyến nên cuộc sống gặp vô vàn khó khăn. Nghĩ tới cảnh giặc giã ngày nào ông không khỏi rùng mình bởi sự tàn nhẫn, dã man của chiến tranh để lại. Khi ông vừa đủ tuổi lớn, lính Ngụy đã tới nhà ép gia đình ông đưa ông đầu quân cho giặc. Chứng kiến những hành động xấu xa của giặc gây ra cho người dân quê mình, ông Trị quyết không theo giặc. Để không bị giặc tới làm khó gia đình, ông một mình chạy vào Lâm Đồng trốn và sau này công tác trong đội kiểm lâm tại đây.

Cuộc sống bôn ba nhiều nơi nên chuyện tình duyên của ông theo đó mà trắc trở. Nhiều lúc, ông không dám nghĩ tới chuyện vợ con vì sợ làm cho người ta khổ. “Chả gì thì mình cũng là đứa xa quê, không người thân thích nên không dám nghĩ xa xôi tới chuyện tương lai. Lúc đó tôi chỉ mong sao gia đình ở quê mạnh khỏe, như vậy là mừng lắm rồi”, ông Trị cho biết.

Ở Lâm Đồng được vài năm ông Trị nghe tin cụ thân sinh ở quê nhà ốm nặng nên anh tìm cách trở về quê. Cũng trong thời gian này, ông Trị gặp bà Tô Thị Tình (sinh năm 1965) người cùng quê. Bà Tình là giáo viên cấp 1, tính tình hiền lành, nết na nên gặp lần đầu ông Trị đã đem lòng thương mến. Sau thời gian tìm hiểu, biết được hợp tính nhau nên hai ông bà quyết định tiến tới hôn nhân. Năm 1990, đám cưới thân mật của hai ông bà được tổ chức, khi đó ông Trị cũng đã bước sang tuổi 30. 

Ông Trị bảo: “Ở quê tôi ngày đó, 30 tuổi mới kết hôn là muộn lắm rồi nhưng vì hoàn cảnh mình không có sự lựa chọn”. Dù hôn nhân đến muộn với ông Trị nhưng với ông hạnh phúc đó trọn vẹn và được ông nâng niu suốt những thời gian qua.

bach-nien-gia-lao

 Con cháu tổ chức sinh nhật cho vợ chồng ông Trị

Sau khi kết hôn, ông Trị ở nhà làm nông còn bà Tình dạy học. Hết giờ dạy bà Tình lại về nhà, phụ giúp ông những công việc đồng áng hàng ngày. Cuộc sống hạnh phúc yên bình cứ thế trôi đi, đến nay, sau 30 năm nhìn lại mới thấy nỗ lực vun vén hạnh phúc gia đình nhỏ của ông bà lớn lao. Ông Trị và bà Tình có với nhau 2 người con, một trai, một gái. Hiện nay, hai người con của ông bà đều đã trưởng thành nên người. 

“Cuộc sống gia đình không phải lo lắng nhiều thứ, nhìn các con và vợ mạnh khỏe như vậy là hạnh phúc lắm rồi. Mình còn lao động được thì còn làm không thì sống nhờ vào con cháu”, ông Trị vui vẻ.

Cao Nguyên

]]>
https://www.giaocolam.vn/hanh-phuc-gian-don-cua-lao-nong-dan.html/feed 0
“Tôi muốn bù đắp cho vợ” https://www.giaocolam.vn/toi-muon-bu-dap-cho-vo.html https://www.giaocolam.vn/toi-muon-bu-dap-cho-vo.html#respond Mon, 20 Jul 2020 01:30:45 +0000 https://www.giaocolam.vn/toi-muon-bu-dap-cho-vo.html Ông Nguyễn Can 85 tuổi (chung cư Trung Yên Plaza, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội) tâm sự: Từ khi về hưu đến giờ, tôi đều làm tất cả mọi việc nội trợ trong nhà. Từ việc cơm nước, giặt giũ, đến quét dọn nhà cửa tôi đều làm hết. Tôi làm việc bù đắp cho vợ trong những ngày xa cách”.

 Ngồi bên cạnh ông, bà Lê Thị Nguyệt Kính (vợ ông Can) kể. Vợ chồng bà sinh ra và lớn lên ở vùng đất Phú Thọ. Xưa kia hai gia đình đều nghèo khó. Ông cưới bà được thời gian ngắn rồi lên đường tham gia quân ngũ. Từ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc  ông Can đều tham gia và đạt được  nhiều chiến công xuất sắc.

 Mải miết trong cuộc chiến chống quân thù bảo vệ đất nước, vì thế ông có rất ít thời gian chăm sóc gia đình. Những năm tháng chiến tranh vợ chồng ông Can phần lớn chỉ liên lạc với nhau qua thư từ viết tay. Tuy vậy, tình cảm ông bà vẫn luôn thắm thiết. Vợ chồng ông Can đều động viên nhau vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

bach-nien-giai-lao

Niềm vui của ông Can là làm mọi việc giúp vợ.

 Bà Kính bảo, mấy chục năm ông ấy công tác trong quân ngũ, mình bà đảm đương tất cả mọi việc trong gia đình. Ngày đó sinh các con mà không có chồng bên cạnh, mọi việc bà phải tự lo. Bà nghĩ lắm lúc cũng tủi thân. Nhưng khi nhận được thư ông viết gửi về là bà vui vẻ, quên hết mệt nhọc.

 Ngày bà Kính vui nhất là khi ông Can khỏe mạnh trở về sum vầy với gia đình. Niềm vui của bà vỡ òa trong nước mắt, bao mong ước của bà đã trở thành sự thực.

Từ khi về hưu ông Can dành phần lớn thời gian chăm sóc gia đình. Đặc biệt, việc nội trợ trong nhà ông không cho bà làm. Ông muốn làm bù những ngày chiến đấu xa nhà. Giờ là lúc người vợ hiền được nghỉ ngơi và thư thái.

 Bà Kính thấy ông Can làm việc vất vả muốn làm giúp, nhưng ông nhất quyết không cho làm. Ông không muốn thấy bà Kính động tay bất cứ việc gì. Được làm những việc giúp vợ là niềm vui của ông.

Tuy ông Can bước sang tuổi 85, nhưng ông vẫn rất khỏe và minh mẫn. Hằng ngày ông dạy sớm tập thể dục, lau sàn nhà. Đặc biệt, quần áo của mọi người ông đều tự giặt bằng tay. Ông xem làm việc để  rèn luyện sức khỏe, tạo niềm vui cho mình và mọi người trong gia đình.

 Nghe vợ chồng ông nói chuyện tình cảm như những cặp vợ chồng trẻ khiến cho ai nấy cũng phải tấm tắc khen.

   ĐỨC LỢI

]]>
https://www.giaocolam.vn/toi-muon-bu-dap-cho-vo.html/feed 0
Có ông, có bà, đời thêm xuân https://www.giaocolam.vn/co-ong-co-ba-doi-them-xuan.html https://www.giaocolam.vn/co-ong-co-ba-doi-them-xuan.html#respond Sat, 20 Jun 2020 01:30:45 +0000 https://www.giaocolam.vn/co-ong-co-ba-doi-them-xuan.html Gặp bà Nguyễn Thị Cẩm và ông Phạm Văn Năng (nhà số 2, ngách 55/20, Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) vừa ngồi kể chuyện cho nhau nghe, vừa nhặt rau chuẩn bị bữa cơm trưa hay cùng dạy cháu học bài thì mới thấy câu nói của bà Cẩm: “Có ông, có bà, đời thêm xuân” ý nghĩa hơn.

ong-ba-mau-cam

Hình ảnh bà Cẩm và chồng hạnh phúc bên nhau lúc  tuổi già

Cùng nhau… là chiến sĩ thi đua

Bà Nguyễn Thị Cẩm vốn là ca trưởng bộ phận quấn điếu, Nhà máy thuốc lá Thăng Long còn ông là cán bộ công đoàn của xưởng Xây lắp điện số 9. Cuộc sống bận rộn của ông bà thời trẻ với 4 người con đã không khiến họ mất đi tinh thần lao động miệt mài. Cơ quan bà Cẩm mỗi năm được nghỉ phép 18 ngày, nhưng bà không hề nghỉ ngày nào. Bà thường đi làm vào những ngày chủ nhật để ngày thường nếu có việc bận thì nghỉ bù.

Chính vì vậy, bà thường xuyên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Còn ông Phạm Văn Năng, không để mình kém vợ, suốt 30 năm làm cán bộ công đoàn, ông luôn là chiến sĩ thi đua. “Thời bấy giờ để trở thành lao động tiên tiến đã khó, chứ đừng nói đến chiến sĩ thi đua. Chúng tôi đã thay nhau làm lệch ca để tận dụng thời gian chăm sóc con cái, cùng nhau hỗ trợ để ai cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…”, bà Cẩm chia sẻ.

Niềm vui là được san sẻ công việc

Đến nay, gần ở tuổi 80, khi mái đầu ông bà đã bạc, niềm vui được san sẻ công việc, từ việc gia đình cho đến việc xã hội vẫn tồn tại trong họ. Mặc dù sống với con cháu, nhưng ngày nào bà cũng tự đi chợ, nấu cho ông những bữa cơm thân quen. Những khi rảnh rỗi, ông bà cùng nhau đi bộ, đón cháu. “Tôi thì thường xuyên đi bộ buổi sáng, nhưng sở thích của ông nhà tôi là ngồi thiền và đọc sách báo, nhất là sách về Phật. Tôi luôn ủng hộ, mua cho ông các đầu báo hợp với người cao tuổi. Mỗi khi có thông tin gì hay, ông lại kể lại cho tôi nghe hoặc ngược lại. Tuổi già là phải nói chuyện, hạnh phúc nhất là có ông, có bà để có chuyện mà nói, mà kể, chứ ngồi lặng lẽ một mình hay nói chuyện với con cháu đôi khi cũng không hợp…”. Ngoài là người bạn tri giao của chồng, bà Cẩm còn là một người đảm nhận tốt công tác xã hội. Suốt bao năm, từ khi nghỉ hưu, bà Cẩm luôn là Chi hội trưởng hội phụ nữ, thường xuyên vận động công tác vì người nghèo, vì đồng bào lũ lụt. Năm 2010 vừa qua, bà đã tới Nghệ An để trao những món quà tình nghĩa đó cho đồng bào lũ lụt. Sự sẻ chia đó đã làm ấm lòng của người nhận và người cho…

Chia tay bà Cẩm, tôi hỏi bà đã chuẩn bị cho tuổi già những gì, bà cười hiền lành đáp: “ Chúng tôi mong phiền con cháu ít thôi, khi chăm sóc được nhau là tự túc, khi già, bệnh tật mất đi thì chúng tôi đã xây sẵn phần mộ khang trang. Bà vẫn mong rằng, còn sức khỏe để chăm ông tốt hơn, sống trọn nghĩa tình vợ chồng, đó là bài học tốt nhân lên con cháu sau này.

Phạm Thị Huyền (Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội)


]]>
https://www.giaocolam.vn/co-ong-co-ba-doi-them-xuan.html/feed 0
30 năm hạnh phúc bên dòng Kiến Giang https://www.giaocolam.vn/30-nam-hanh-phuc-ben-dong-kien-giang.html https://www.giaocolam.vn/30-nam-hanh-phuc-ben-dong-kien-giang.html#respond Thu, 20 Aug 2020 01:30:46 +0000 https://www.giaocolam.vn/30-nam-hanh-phuc-ben-dong-kien-giang.html Sau gần 30 năm kết hôn, ông Hà Xuân Biểu (56 tuổi, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) và bà Nguyễn Thị Tính (52 tuổi) vẫn kể lại mối tình thời trẻ. Dù thời gian đã lâu song tình cảm của ông bà vẫn măn nồng, đầm ấm trong căn nhà hạnh phúc do chính tay ông bà gây dựng nên.

Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Kiến Giang, ngày trẻ bà Nguyễn Thị Tính là người hiền lành, nết na nhất nhì trong làng ngoài xóm. Có lẽ vì vậy, bà trở thành “đối tượng” của những chàng trai trong xóm. Tuy nhiên, với quan điểm tình yêu rõ ràng bà luôn mong muốn tìm được người đàn ông để mình trao trọn trái tim. Trong một lần sang nhà hàng xóm chơi, bà có bắt gặp ông Hà Xuân Biểu cũng đến đó thăm bà con. Mến nhau từ cái nhìn đầu tiên, ông Biểu quyết tìm mọi cách để chiếm được trái tim của bà Tính.

Lúc đó, ông Biểu đang là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Hới (Quảng Bình). Mặc dù học xa nhà nhưng ông vẫn thường xuyên về thăm để được nhìn mặt người thương. Biết được tình cảm của ông Biểu dành cho mình, bà Tính cũng dần có cảm tình rồi yêu ông từ lúc nào không hay biết. Sau thời gian yêu nhau, đám cưới ấm cúng được tổ chức trước sự chứng kiến của hai bên gia đình, bạn bè.

Sau khi kết hôn, ông Biểu nhận công tác tại Phòng Giáo dục Đồng Hà (tỉnh Quảng Trị) còn bà Tính làm việc tại Huế. Mặc dù xa cách địa lý song ông bà vẫn luôn nhớ tới nhau và chăm sóc nhau bất cứ lúc nào có cơ hội. Hàng tuần ông Biểu lặn lội từ Quảng Trị ra thăm bà Tính. Chính trong thời gian này, ông bà cũng có người con gái đầu lòng. Chị Hà Thị Thùy Giang ra đời trong niềm hạnh phúc của gia đình, tên của người con cả cũng được đặt theo tên dòng sông Kiến Giang, nơi ghi dấu tình yêu của ông bà.

Bà Tính vừa sinh cũng là lúc ông Biểu nhận nhiệm vụ đi nghĩa vụ quốc tế của Bộ Quốc phòng ở Campuchia nên xa cách gia đình. Chồng xa nhà, để lại gánh nặng cho bà Tính chăm lo. Dù cuộc sống khó khăn song bà Tính vẫn làm tròn bổn phận là vợ, là mẹ. Kết thúc nghĩa vụ trở về, ông Biểu và bà Tính tiếp tục có thêm người con thứ hại, Hà Xuân An, theo đúng tên thôn An Định nơi ông bà sinh sống.

Xuất ngũ, ông Biểu tiếp tục công việc dạy học còn dang dở của mình. Cuộc sống những ngày đầu lên bục giảng khó khăn, song ông bà luôn có nhau để cùng nỗ lực vượt qua khó khăn. Ông luôn bảo vợ, có khó khăn thế nào nhưng đồng vợ đồng chồng đều có thể vượt qua. Đặc biệt, ông bà vẫn luôn có gắng nuôi dạy các con ăn học nên người. Có lẽ, với ông bà Biểu con cái là báu vật trong nhà nên phải làm sao cho chúng thật sáng, thật quý.

Bà Tính chụp ảnh cùng các con, cháu

Sau hơn 30 năm gắn bó, ông bà có 4 người con. Ông Biểu cho hay: “Những người con là món quà quý giá mà cuộc đời cho vợ chồng tôi. Cuộc sống gia đình bao nhiêu năm qua không mấy khá khẩm song chúng tôi luôn cố gắng vì con cái. Có lẽ, những cố gắng này còn là để làm tấm gương cho các con noi theo”. Thật sự vậy, các con ông bà Biểu đều trưởng thành, học hành nên người và luôn là niềm tự hào của gia đình, dòng họ.

Hiện nay, ông Biểu vẫn miệt mài với công việc giảng dạy còn bà Tính ở nhà chăm sóc gia đình. Những ngày lễ, gia đình quây quần bên mâm cơm sum họp là hạnh phúc lớn nhất của ông bà.

Cao Nguyên

giao-co-lam

]]>
https://www.giaocolam.vn/30-nam-hanh-phuc-ben-dong-kien-giang.html/feed 0
 Ngỡ ngàng khi biến chứng tiểu đường được đẩy lùi một cách đơn giản! https://www.giaocolam.vn/ngo-ngang-khi-bien-chung-tieu-duong-duoc-day-lui-mot-cach-don-gian.html https://www.giaocolam.vn/ngo-ngang-khi-bien-chung-tieu-duong-duoc-day-lui-mot-cach-don-gian.html#respond Tue, 10 May 2022 08:36:57 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=7173  

Vốn là thợ may có tiếng trong làng hơn 20 năm nay, cô Nguyễn Thị Duyên ( 53 tuổi, trú tại thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) được biết đến là người may đẹp nhờ bàn tay khéo léo, cùng đôi mắt tinh tường. Những đường kim mũi chỉ của cô luôn tỉ mỉ đến từng chi tiết. Thế nhưng ít ai biết rằng, đã có những lúc cô Duyên rơi vào tình trạng suy sụp, tưởng chừng bỏ nghề vì căn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Hình ảnh cô Nguyễn Thị Duyên và con gái

Dùng thuốc đều mà bệnh cứ dần nặng lên

Cô Duyên tâm sự: “Cô gắn bó với nghề này cũng đã gần 25 năm rồi, từ hồi còn con gái. Cô chủ yếu may cho các bà, các mẹ, đến mùa đi học thì may cho tụi nhỏ trong làng. Tuy thu nhập từ nghề không dư giả là mấy, nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình”.

Cô Duyên thở dài khi nghĩ lại quãng thời gian 4 năm trước – thời điểm mới phát hiện ra bệnh tiểu đường tuýp 2 “Ngày đó, gặp ai họ cũng trêu cô rằng chắc mải làm ăn kiếm tiền quá hay sao mà trông gầy, xanh xao thế. Quả thực là cô cũng sụt tới 3-4 cân nhưng quái lạ là cô ăn rất khỏe, mà cảm giác cứ thèm đồ ngọt, hoa quả, bánh kẹo bao nhiêu cũng ăn hết.

Tự thấy cơ thể có những bất ổn, làm gì cũng nhanh mệt, cô Duyên mới tới bệnh viện Quân y 103 khám. “Đường máu khi đó có 7.6, , bác sĩ có kê cho cô dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày của bảo hiểm. Cô uống được 1 tháng đi đo lại thì mức đường huyết hạ xuống 6,5. Nhưng vài tháng sau đó, đường huyết lại lên xuống thất thường, có khi 7, có khi lại lên tới 9,2. Sợ bệnh chuyển nặng nên cô kiêng khem dữ lắm, không dám ăn uống gì, thành ra cứ vài ngày cô lại có triệu chứng của người bị tụt đường huyết, bủn rủn tay chân và choáng”.

“Từ ngày phát hiện bệnh, thi thoảng cô thấy tê tê mấy đầu ngón tay, mắt nhìn mờ hẳn. Ngày trước luồn sợi chỉ cứ rõ mồn một, nay nhìn nhòe cả mắt cũng không thấy.  Nhiều lúc cô nghĩ chắc phải nghỉ nghề sớm mất thôi. Cái nghề mình nhờ hết cả vào đôi mắt với tay mà giờ như này thì làm sao nổi nữa.”

Hết hẳn biến chứng chỉ nhờ cách đơn giản không ngờ

Cô Duyên được bác sĩ cho biết tiểu đường là bệnh mạn tính, phải dùng thuốc cả đời nên cô chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ được thuốc tây.  Suốt 1 năm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ số đường huyết vẫn lên xuống thất thường khiến cô Duyên vô cùng mệt mỏi.

Tình cờ có người khách tới may đồ, biết bệnh tình của cô mới giới thiệu cho Giảo cổ lam Tuệ Linh mà bản thân họ đã dùng thấy tốt lắm. “Cô lần đầu nghe tới Giảo cổ lam Tuệ Linh nên mới lên mạng mày mò tìm hiểu xem. Cô mới thấy có rất nhiều người sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh giảm được gần hết thuốc tây mà đường huyết vẫn ổn định, hết được cả biến chứng. Hơn nữa đây lại còn là sản phẩm toàn các giáo sư, bác sĩ đầu ngành nghiên cứu. Các báo lớn có uy tín như dân trí hay sức khỏe đời sống cũng đưa tin rất nhiều. Cô đọc mà mừng như bắt được vàng”.

Cô uống Giảo cổ lam được 1 tháng, sốt ruột nên cô đi viện khám lại để xem bệnh có biến chuyển gì không. Mức đường huyết của cô khi ấy xuống còn chưa tới mức 6. Nhưng cũng chưa nói được gì cả, phải tới mấy lần nữa đo đường huyết, lúc nào cũng ở mức ấy cô mới yên tâm”.

“Sau khi khám về cô tiếp tục dùng Giảo cổ lam thêm 2 tháng rồi mới khám lại tiếp.  Lần này chỉ số đường huyết vẫn ở mức 5.8. Đường huyết an toàn nên bác sĩ đã giảm liều thuốc tây xuống cho cô được một ít, mừng quá cháu ạ. Thậm chí ngay cả Giảo cổ lam Tuệ Linh cô cũng bớt liều xuống còn có 4 viên mỗi ngày.”

Nhờ Giảo cổ lam Tuệ Linh  mà 3 năm qua cô luôn khỏe mạnh. Tay chân không còn tê bì, mắt cũng nhìn rõ hơn, đường may mũi chỉ rõ mồn một. Thời đó cứ nói là do tuổi già gây nên nào ngờ do biến chứng tiểu đường. Nhờ Giảo cổ lam Tuệ Linh chắc cô còn làm nghề may này tới mấy chục năm nữa ấy chứ”.

 

]]>
https://www.giaocolam.vn/ngo-ngang-khi-bien-chung-tieu-duong-duoc-day-lui-mot-cach-don-gian.html/feed 0
Mỡ máu cao đến mấy cũng hết sạch nhờ vào loại lá này! https://www.giaocolam.vn/mo-mau-cao-den-may-cung-het-sach-nho-vao-loai-la-nay.html https://www.giaocolam.vn/mo-mau-cao-den-may-cung-het-sach-nho-vao-loai-la-nay.html#respond Thu, 28 Apr 2022 08:41:22 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=7119  

Vào ngày 15/8/2020, Phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng bác Lê Văn Hậu (sinh năm 1962, trú tại số nhà 312, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về quá trình điều trị bệnh mỡ máu và huyết áp cao.

Nội dung cuộc trò chuyện xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây!

Mỡ máu cao gây hoa mắt, chóng mặt, đi không vững, suýt đột quỵ!

Trước đây, bác Lê Văn Hậu vốn là người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thế nhưng gần 1 năm trước, cơ thể bác bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Theo bác Hậu chia sẻ:

“Từ tháng 5/2018, tôi thấy trong người cứ mệt mỏi, choáng váng, xây xẩm hết mặt mày, thỉnh thoảng còn đau thắt ở ngực. Ban đầu tôi cũng chủ quan, cứ nghĩ chắc do trái gió trở trời nên người nó uể oải thế. Nhưng cả tháng trời không thấy đỡ đi mà ngày càng mệt hơn. Đỉnh điểm là đúng hôm ăn hỏi cháu gái, mới ngồi mâm được 1 lúc thì người xây xẩm hết mặt mày, không đứng vững con tôi phải dìu vào nghỉ.  Ngày hôm sau, các con đưa tôi đi khám ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì mới tá hỏa ra tôi bị cả mỡ máu kèm huyết áp cao. Bác sỹ cho biết chỉ số mỡ máu của tôi đang ở ngưỡng rất cao, hơn 200mg/dl, huyết áp tận 140/90. Bác sỹ có nói tình trạng của tôi rất nguy hiểm, nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến biến chứng đột qụy”.

Bác Lê Văn Hậu (sinh năm 1962)

Lo sợ bệnh biến chứng nguy hiểm, bác Hậu kiên trì uống thuốc theo đơn kê của bác sỹ. Cứ mỗi tháng bác Hậu lại đi kiểm tra 1 lần, nhưng các chỉ số mỡ máu và huyết áp vẫn ở ngưỡng rất cao: “Mỡ máu của tôi kiểm tra thời điểm đó tận 180mg/dl, huyết áp đo trong ngày lên xuống thất thường, hay bị tăng đột ngột, nhất là khi thời tiết thay đổi hay lúc lo lắng gì thì huyết áp tăng vọt lên tầm trên 150”.

Rối loạn mỡ máu cộng thêm chứng huyết áp cao ở tuổi già khiến bác Hậu luôn nơm nớp lo sợ mình sẽ bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Từ ngày sống chung với mỡ máu cao, bác Hậu chăm luyện tập thể dục hơn, bác cũng hạn chế ăn các đồ dầu mỡ chiên rán.

“Từ khi biết bệnh, tôi hạn chế hẳn đồ chiên rán dầu mỡ, lòng lợn tiết canh là bỏ hẳn. Hai vợ chồng tôi đều ra công viên Nghĩa Đô tập thể dục mỗi ngày. Nhưng bệnh vẫn không thấy đỡ hơn. Ban đầu mới bị, tôi cứ nghĩ uống thuốc bác sĩ kê kèm với ăn uống kiêng khem thì khỏi. Nhưng khi điều trị mới thấy, không đơn giản tí nào. Uống thuốc tây vào người tôi có hiện tượng nổi ban đỏ, kèm đau cơ chân, mệt lắm”.

Nhận thấy sức khỏe ngày một giảm sút nghiêm trọng, bác Hậu quyết định tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị mới. Ở đâu, nơi nào có thông tin gì về cách chữa mỡ máu, huyết áp cao bác đều tìm đến hỏi. “Bên cạnh uống thuốc bác sỹ kê, tôi có đi châm cứu nhưng chứng đau đầu, tê bì chân tay vẫn không cải thiện, cứ hoạt động mạnh là tim tôi đập nhanh, khó thở. Nhiều lúc nghĩ không biết mình còn sống được bao lâu nữa, chẳng biết đi lúc nào không hay”.

Giải pháp thảo dược giúp ổn định mỡ máu chỉ sau 2 tháng

Từ khi biết bệnh, bác Hậu được vợ và các con tận tụy chăm sóc. Theo lời bác Hậu kể: “Từ khi  tôi bị mỡ máu và huyết áp cao các con cũng tìm hiểu nhiều loại thuốc lắm. May đâu, có anh bạn làm ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mới giới thiệu cho sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh.  Vì đây là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ – nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. Nên tôi rất tin dùng”.

Tôi uống Giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi lần 3 viên, ngày 2 lần. Dùng đến hộp thứ 3 thì thấy trong người đỡ mệt mỏi, chân tay hết hẳn tê bì, những cơn đau đầu không còn xuất hiện nữa. Thấy có cải thiện bệnh, nên tôi duy trì uống đều đặn.”.

Đến tháng thứ 2, bác Hậu đi khám lại, kết quả khiến bác vô cùng ngạc nhiên: “Chỉ số mỡ máu từ  180mg/dl nay chỉ còn 125mg/dl, huyết áp xuống còn 130/80. Thực sự trong mơ tôi cũng không dám nghĩ đến. Sau này, cứ 2 tháng tôi lại đi kiểm tra môt lần, các chỉ số mỡ máu, huyết áp cứ ổn định như thế, không lên quá cao mà cũng không xuống quá thấp. Bác sĩ bảo kết quả này là tốt rồi. Được cái Giảo cổ lam Tuệ Linh là thảo dược nên tôi rất yên tâm uống, không còn lo tác dụng phụ. Với giá cả cũng phải chăng, tính ra một tháng chỉ hết hơn 300 nghìn thôi.  Nên tôi vẫn dùng đều đến bây giờ”.

Từ khi uống Giảo cổ lam Tuệ Linh, bác Hậu ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Những lần tái khám sau, chỉ số huyết áp luôn duy trì ở mức 130mmHg, mỡ máu nay chỉ còn 110mg/dl. “Bây giờ thì tôi chỉ dùng Giảo cổ lam Tuệ Linh có 2 viên mỗi ngày thôi, cả thuốc tây trị huyết áp, mỡ máu bác sĩ cũng giảm liều xuống, không bỏ hẳn nhưng không cần dùng nhiều loại nữa, như thế sẽ đỡ tác dụng phụ hơn mà huyết áp và mỡ máu vẫn ổn định”

Giờ đây, sức khỏe đã ổn định bác Hậu như trút được gánh nặng bệnh tật đeo bám suốt bao   nhiêu năm qua. Thoát khỏi căn bệnh mỡ máu cao, bác Hậu vẫn tích cực luyện tập sức khỏe mỗi ngày và không quên chia sẻ câu chuyện đến những người bạn của mình với mong muốn giúp đỡ mọi người có được sức khỏe bình an.

.

]]>
https://www.giaocolam.vn/mo-mau-cao-den-may-cung-het-sach-nho-vao-loai-la-nay.html/feed 0
Tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp ổn định hơn 10 năm nay chỉ nhờ uống thứ này mỗi ngày https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-mo-mau-cao-huyet-ap-on-dinh-hon-10-nam-nay-chi-nho-uong-thu-nay-moi-ngay.html https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-mo-mau-cao-huyet-ap-on-dinh-hon-10-nam-nay-chi-nho-uong-thu-nay-moi-ngay.html#respond Thu, 28 Apr 2022 08:34:09 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=7114  

Cùng lúc giáp mặt 3 căn bệnh nguy hiểm khi tuổi đã xế chiều

Đó là câu chuyện của bác Nguyễn Thị Mỹ Lệ (67 tuổi – trú tại  số 206, Nguyễn Tất Thành, Thị trấn EA Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắc Nông).

Sinh ra ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió, hàng trăm ha cà phê một tay bác Lệ vun trồng. Làm không quản nắng mưa, bác Lệ chưa một lần ốm. Theo như bác kể: “Chẳng đời nào đau ốm gì, khi trái gió trở trời thì cũng chỉ hắt hơi, sổ mũi vài ngày là hết”.

Hình ảnh vợ chồng bác Nguyễn Thị Mỹ Lệ 

Thế nhưng, khi bước vào tuổi xế chiều, bác lại phải đối mặt với 3 căn bệnh nguy hiểm cùng một lúc.“Tôi nhớ đó là vào cuối vụ cà phê tháng 11 năm 2008.  Tôi cứ hay bị đau đầu, chóng mặt, ngồi một lúc là mặt mày xây xẩm,lại hay bị táo bón nữa. Hồi đấy, tôi bị sút đến 6 kí lô (kg). Nhưng vẫn cứ chủ quan, cho đến hơn 2 tháng sau, không thấy đỡ. Con tôi làm dưới Thành phố Hồ Chí Minh mới về dẫn xuống khám bệnh. Khám mới biết mình bị cả huyết áp cao, tiểu đường và mỡ trong máu nữa. Nghe bác sĩ nói xong mà rụng rời cả chân tay.”

Được thăm khám kĩ lưỡng, Bác Lệ tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhưng trong quá trình sử dụng bác gặp phải không ít tác dụng phụ: “ Tôi uống thuốc vào chân cứ bị phù lên như tích nước, tình trạng đau đầu, chóng mặt vẫn không có biến chuyển. Nghĩ có chuyện chẳng lành, bác Lệ tái khám sau 3 tháng kiên trì dùng thuốc. “Tôi đi khám lại thì chỉ số huyết áp vẫn còn cao ở mức 160mmHg, đường huyết 170 mg/dL, mỡ trong máu không giảm”.

Sau khi tái khám, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây mỗi ngày, bác Lệ quyết định tìm kiếm những giải pháp mới. Ở đâu, nơi nào có thông tin gì về cách chữa mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao bác đều tìm đến hỏi.

Tôi được người quen giới thiệu cho mấy địa chỉ thầy thuốc nam trong tỉnh. Từ huyện Đắc Milk, Đắc Song rồi cả huyện Krông Nô tôi đều đi hết. Mỗi lần tôi mua cả hàng tải thuốc nam. Tôi uống cả thuốc tây kết hợp với thuốc lá phải đến hơn 3 năm liền. Cứ 4 tháng con nó lại cho xuống bệnh viện tỉnh kiểm tra một lần. Nhưng lần nào cũng cho kết quả: các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu có giảm nhưng không đáng là bao”.

Cái kết viên mãn sau 1 hành trình dài

Hơn 3 năm kiên trì điều trị, với mức thu nhập ít ỏi từ nghề trồng cà phê, căn bệnh không chỉ lấy đi của bác sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình. Đã có những lúc bác Lệ muốn buông xuôi tất cả, nhưng được sự động viên của các con, bác Lệ lại tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.

Đang lúc bế tắc tìm cách chữa, vào tháng 7/2011, trong một lần đi tái khám định kì, bác tình cờ đọc được cuốn sách về cây Giảo cổ lam Tuệ Linh của Viện Nghiên cứu Y Dược học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh. “Cuốn sách có nhắc đến Giảo cổ lam Tuệ Linh là cây thuốc đặc biệt quý cho các bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp. Đây lại là sản phẩm đã được Giáo sư.Tiến sỹ Phạm Thanh Kỳ – từng là hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu lâm sàng và cho kết quả rất tốt. Thậm chỉ còn ghi nhận các chỉ số đường huyết, mỡ máu, huyết áp về mức bình thường chỉ sau 6 tháng dùng Giảo cổ lam. Nên tôi mới tìm mua về uống”.

Quả thật bất ngờ , chỉ sau 4 tuần uống viên Giảo cổ lam Tuệ Linh bác Lệ bắt đầu nhận thấy những biến chuyển rõ rệt trong cơ thể: “Tôi thấy người đỡ mệt hẳn,hết táo bón, không còn đau đầu nữa.”.

Trước tín hiệu khả quan, bác quyết định duy trì sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh, “Tôi uống liên tục trong 6 tháng, đến tháng 12/2011 tôi xuống bệnh viện Chợ Rẫy kiểm tra thì Huyết áp của tôi mọi khi 160mmHg nay chỉ còn 130mmHg, mỡ máu đã về mức bình thường, còn lượng đường mọi khi lên cao 170 mg/dL nay cũng hạ còn 125mg/dl  lúc đói chưa ăn. Bác sĩ bảo tôi đã hạ nhiều rồi. Được cái dùng Giảo cổ lam Tuệ Linh vừa an toàn, không lo tác dụng phụ, hơn nữa giá cả lại phải chăng nên tôi rất mừng”.

Từ khi uống Giảo cổ lam Tuệ Linh, Bác Lệ ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Những lần tái khám sau, chỉ số huyết áp luôn dùy trì ở mức 125mmHg, đường huyết 97mg/dl, mỡ máu đã ở mức bình thường. Giờ đây, bác hoàn toàn yên tâm an dưỡng tuổi già.

Tạm biệt chúng tôi, bác Lệ không quên nhắn nhủ: “Mặc dù các chỉ số đã ổn định  10 năm nay, nhưng tôi vẫn sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh kết hợp cả dạng viên và trà uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Đây thực sự là sản phẩm tốt, an toàn. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình chỉ mong sao những ai đang bị huyết áp, tiểu đường, mỡ máu sớm biết đến sản phẩm để ổn định sức khỏe”.

]]>
https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-mo-mau-cao-huyet-ap-on-dinh-hon-10-nam-nay-chi-nho-uong-thu-nay-moi-ngay.html/feed 0